Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Vũ Đức

Câu 1: Thế nào là quyền khiếu nại và tố cáo ?So sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 quyền này ?

Câu 2 :Thế nào là hiến pháp ?Nêu nội dung hiến pháp ?Bản chất của nhà nước ta là gì?

Phạm Thanh Hà
25 tháng 4 2022 lúc 19:40

Câu 1:Khiếu nại:Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tố cáo:Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 2:-Hiến pháp là đạo luật gốc của nhà nước nên hiến pháp không những có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội. Do hiến pháp có ý nghĩa trên nhiều bình diện khác nhau nên tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về hiến pháp. Hai nhà nghiên cứu người Anh là B. Jones và D. Kavanagh đã định nghĩa: “Hiến pháp là một văn bản thể hiện tinh thần và đường lối chính trị”. Định nghĩa này nhấn mạnh đến ý nghĩa chính trị của hiến pháp vì hiến pháp luôn luôn' là công cụ thể chế hóa đường lối chính trị của các nhà lập hiến, đặc biệt là của đảng cầm quyền. Các học giả người Anh khác là M. Beloff và G. Peele lại nhấn mạnh đến tính chất tổ chức quyền lực nhà nước của hiến pháp khi định nghĩa: “Hiến pháp là tổng thể các quy định điều chỉnh và phân định sự phân chia quyền lực nhà nước trong hệ thổng chính trị" Còn M. Hauriou, nhà nghiên cứu luật học người Pháp thì nhìn nhận hiến pháp một cách toàn diện và đầy đủ hơn cả về hình thức và nội dung khi ông quan niệm: “Kể hình thức bên ngoài Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, việc thay đổi Hiến pháp phải đòi hỏi thủ tục đặc biệt; về nội dung Hiến pháp là tong thể những quy định về quy chế xã hội, chính trị của nhà nước, không phụ thuộc vào hình thức văn bản thể hiện và thủ tục sửa đổi văn bản đó”. Nhà chính trị học và hiến pháp học người Pháp khác là Georges Burdeau đã xem xét hiến pháp trên bình diện là văn bản hạn chế quyền lực và sự tuỳ tiện của nhà nước trong việc lựa chọn người cầm quyền và tổ chức thực hiện các thể chế nhà nước. Ông đã đưa ra định nghĩa
-N/dg:Hiến pháp là văn bản long trọng bắt buộc quyền lực nhà nước tuân thủ các quy phạm hạn chế quyền tự do của nó trong việc lựa chọn những người cầm quyền, tổ chức và thực hiện các thể chế cũng như các mối quan hệ của nó với công dân ” và ông còn định nghĩa hiến pháp một cách ngắn gọn là: “Hiến pháp đồng nghĩa với tổ chức quyền lực ”.
 

Hiến pháp có bốn đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, hiến pháp là luật cơ bản (basic law), là “luật mẹ”, luật gốc. Nó là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Mọi đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào hiến pháp để ban hành.

Thứ hai, hiến pháp là luật tổ chức (organic law), là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.

Thứ ba, hiến pháp là luật bảo vệ (protective law). Các quyền con người và công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của hiến pháp. Do hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước nên các quy định về quyền con người và công dân trong hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn bọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân.

Thứ tư, hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao (highest law), tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với hiến pháp. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với hiến pháp đều phải bị hủy bỏ.

 

Các câu hỏi tương tự
Tôi tên là moi
Xem chi tiết
Thế Thôi
Xem chi tiết
29. Bùi Thị Cẩm Ly Lớp 8...
Xem chi tiết
Huytd
Xem chi tiết
dũng tăng tiến
Xem chi tiết
dũng tăng tiến
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Thu Hà
Xem chi tiết
Dinh Pham
Xem chi tiết
Linh Popopurin
Xem chi tiết