Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
8.8_11_Phạm Nguyễn Khang

Câu 1: Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường . Trong các câu mô tả sau câu nào đúng.

A. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe.

B. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái.

C. Hai người  chuyển động so với mặt đường.

D. Hai người đứng yên so với bánh xe.

Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng.Một người ngồi trên  đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là:

A.Toa tàu.                B. Bầu trời.                  C. Cây bên đường.               D. Đường ray

Câu 3: Khi trời lặng gió, em đi xe đạp phóng nhanh thì cảm thấy có gió từ phía trước thổi vào mặt. Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Do không khí chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường.

B. Do mặt người  chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường.

C. Do không khí chuyển động khi chọn mặt người làm vật mốc.

D. Do không khí đứng yên và mặt người chuyển động.

Câu 4: Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 34.000m/h và của tàu hỏa là 14m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là

A. tàu hỏa – ô tô – xe máy                   B. ô tô – tàu hỏa – xe máy

C. ô tô – xe máy – tàu hỏa               D. xe máy – ô tô – tàu hỏa

Câu 5: Nhà Lan cách trường 2 km, Lan đạp xe từ nhà tới trường mất 10 phút. Vận tốc đạp xe của Lan là:

A. 0,2 km/h                 B. 200m/s                    C. 3,33 m/s                                    D. 2km/h

Câu 6: Mai đi bộ tới trường với vận tốc 4km/h, thời gian để Mai đi từ nhà tới trường là 15 phút. Khoảng cách từ nhà Mai tới trường là:

A. 1000m                      B. 6 km                      C. 3,75 km                          D. 3600m

Câu 7: Đường đi từ nhà đến trường dài 4,8km. Nếu đi xe đạp với vận tốc trung bình 4m/s Nam đến trường mất:

A. 1,2 h                                  B.120 s                                   C.1/3 h                                   D. 0,3 h

Câu 8: Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là:

A.18km/h                               B.20km/h                               C.21km/h                               D.22km/h

Câu 9: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Phương, chiều                                                                 B. Điểm đặt, phương, chiều

C. Điểm đặt, phương, độ lớn                                              D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn

Câu 10: Một xe ô tô  đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả  lời đúng.

A. Hành khách nghiêng sang phải             B. Hành khách nghiêng sang trái

C. Hành khách ngã  về phía trước              D. Hành khách ngã về phía sau

Câu 11: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Xe đột ngột tăng vận tốc                        B. Xe đột ngột giảm vận tốc

C. Xe đột ngột rẽ sang phải                        D. Xe đột ngột rẽ sang trái

Câu 12: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống                                                                            

B. Xe máy chạy trên đường

C. Lá rơi từ trên cao xuống                                                                        

D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa

Câu 13:Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 20N?

            A.                                B.                                C.                                D.

Câu 14: Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng:

A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.

B. Hòn đá nằm yên trên dốc núi.

C. Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.

D. Một vật nặng được treo bởi sợi dây.

Câu 15: Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:

 

 

 

 

A. Lực có điểm đặt tại vật, cường độ 30N.

B. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ 30N.

C. Lực có phương không đổi, chiều từ trên xuống, cường độ 30N.

D. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ 30N, có điểm đặt tại vật.

Câu 16: Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?.

A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc.

B. Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động .

C. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.

D. Hòn đá đặt trên mặt đất  phẳng.

Câu 17: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

A. Ma sát làm mòn lốp xe.

B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.

C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.

D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.

Câu 18: Trường hợp nào sau đây có ma sát trượt.

A. Bánh xe đạp bị phanh dừng lại.

B. Bánh xe đạp lăn từ từ rồi dừng lại.

C. Bánh xe bắt đầu lăn bánh khi bị đạp đi.

D. Bánh xe quay khi xe đạp bị dựng ngược để thợ cân lại vành bánh xe.

Câu 19: Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát ?

A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc.

B. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.

C. Tra dầu mỡ bôi trơn.

D. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc.

Câu 20: Trường hợp nào dưới đây, lực ma sát có hại?

A. Dùng tay không rất khó mở nắp lọ bị kẹt.

B. Ma sát làm nóng và làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc.

C. Trời mưa, trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã.

D. Tất cả các trường hợp trên lực ma sát đều có hại.


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vĩ Huỳnh
Xem chi tiết
Tran Ngoc Vy
Xem chi tiết
Phạm Đoàn Văn Thọ
Xem chi tiết
đăng quang hồ
Xem chi tiết
Phạm Võ Quốc Hưng 8.2
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Lê Thị Thảo Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Phương Uyên
Xem chi tiết