đoạn văn trên trích trong tác phẩm sống chết mặc bay
tác giả phạm duy tốn
đoạn văn trên trích trong tác phẩm sống chết mặc bay
tác giả phạm duy tốn
“...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra!”
( Phạm Duy Tốn “ Sống chết mặc bay”
a. Nêu thể loại, phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
c. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi!” có tác dụng gì?
d. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?
Cho đoạn văn sau :
Đê vỡ rồi ! ...Đê vỡ rồi , thời ông cách cổ chúng mày,thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ? ...Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
1. Tìm câu rút gọn và nêu tác dụng của đoạn văn trên
2. Nêu nội dung của đoạn văn trên
3 .Tìm 1 câu chủ động và chuyển đổi thành câu bị động tương ứng trong đoạn văn trên
( Mình đang cần gấp . Mong mọi người giúp đỡ nha )
Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… (Hồ Chí Minh) b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: – Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi! (Phạm Duy Tốn)Hãy xác định câu rút gọn có trong mỗi đoạn trích sau và khôi phục lại thành phần đc rút gọn trong câu tìm đc
a) Con cá trả lời:
-Thôi đừng lo lắng.Cứ về đi.Trời sẽ phù hộ lão.Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng - A.Pu-skin)
b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
-Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
(Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)
Nhanh là đc tick nhé
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: ( Trích đoạn bài Sống chết mặc bay)
Gần 1h đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ dội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông nước thời cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại đc với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
a) Văn bản đc viết theo thể loại gì?
b) Xét về cấu tạo, 2 câu in đậm trên thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của 2 câu in đậm đó.
c) Em hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng
d) Viết đoạn văn từ 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh thống khổ của người dân qua đoạn trích.
MỌI NGƯỜI GIÚP MK VS, MK TIK CHO
Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )
* Trả lời câu hỏi sau:
a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.
b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.
c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?
Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74+75 )
* Trả lời câu hỏi sau:
a) Tìm những câu đặc biệt và nêu tác dụng của nó.
b) Đoạn trích trên có gì về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả diễn đạt của nghệ thuật ở đoạn trích đó.
c) Nêu nội dung chính trong đoạn văn trên.
Câu 3: Cho đoạn trích sau: Từ Bấy giờ ai nấy ở trong đình... đến ...Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm...
( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.78 )
* Trả lời câu hỏi sau:
a) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
b) Tìm câu rút gọn được sử dụng trong trích đoạn.
c) Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu gạch ngang được sử dụng trong trích đoạn.
d) Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a) – Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? – Dạ, bẩm… – Đuổi cổ nó ra! (Phạm Duy Tốn) b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại… (Đào Vũ) c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình… bó buộc y. (Nam Cao)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
1. Tác phẩm được viết theo thể loại nào?
2. Xét theo cấu tạo, câu in đậm thuộc kiểu câu nào? Tác dụng của kiểu câu đó là gì?
3. Hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản trong đoạn văn trên và nêu tác dụng
4. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ về tình acnhr thống khổ cuarnguoiwf dân qua đoạn trích
GIÚP MÌNH VỚI Ạ
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
(Trích Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
a) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
b) Xác định và nêu tác dụng của một câu đặc biệt trong đoạn văn sau: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”.
c) Em hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng?
d) Viết đoạn văn khoảng 8 – 10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh thống khổ của người dân qua đoạn trích.