68-18 Truong Tu Nhu

undefined

cần gấp mong mọi người giúp

Đỗ Tuệ Lâm
26 tháng 3 2022 lúc 18:56

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Làm theo các ý sau:

- Tình cảm anh chị em trong gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao cả. Viết về tình anh em, câu ca dao: “Anh em...” đã mang đến cho chúng ta mỗi bài học quý giá về sự đoàn kết, yêu thương giữa những người con trong gia đình.

- Cách nói “Anh em nào phải người xa” như một lời nhận định anh em là những người có mối quan hệ thân thiết, gần gũi không phải là những người xa lạ. Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà.

- Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý.

- Bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh vô cùng chân thực: Anh em như thể tay chân đã tô đậm mối quan hệ khăng khít, máu thịt giữa anh em trong một gia đình. Lời răn bảo dùng cách so sánh khéo léo. Tình anh em, yêu thương, hoà thuận, trên kính dưới nhường như tay gắn bó với chân. 

- Nói lên mong muốn của ông bà, cha mẹ đối với anh em trong một nhà luôn phải biết đoàn kết, yêu thương nhau, hoà thuận, giúp đỡ nhau như sự hài hoà giữa tay với chân trong một cơ thể. Điều đó, sẽ đem lại niềm vui niềm hạnh phúc cho cha mẹ. "Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy"

- Bài ca dao là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân, thể hiện truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ và anh em trong gia đình.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
vodat
Xem chi tiết
Minh Đoàn
Xem chi tiết
Phạm Hà Ý Nhi
Xem chi tiết
Siêu Xe
Xem chi tiết
Vũ Phương Anh
Xem chi tiết
Thu Trang Bùi
Xem chi tiết
Bùi Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
amu lina
Xem chi tiết