Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên.
Cho câu chủ đề: Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh đã khơi gợi lại trong tôi những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên.
Em hãy viết tiếp khoảng 5 câu nối tiếp câu chủ đề trên để tạo thành một đoạn văn liền mạch.
bài 1 hãy chỉ ra sự giống và khác nhau ở hai văn bản cổng trường mở ra của lí lan và tôi đi học của thanh tịnh
bài 2 viết đoạn văn khoảng 12-15 câu với câu chủ đề truyện ngắn tôi đi học của thanh tịnh đã khơi lại cho tôi những kỷ niệm mơn man của buổi tựa trường đầu tiên
Cho đề bài: Những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
có thể là ngày đầu tiên đi học của bất kì lớp như lớp 1,2,3,4..
a- Xác định chủ đề định thể hiện, xây dựng bố cục bài văn triển khai chủ đề đó.
b- Chọn một ý trong bố cục đã xây dựng để viết thành một đoạn văn. Sau đó phân tích tính thống nhất chủ đề đoạn văn đó.
Bài này khó nên hi vọng các bạn giỏi văn có thể giúp mình vì mình đang cần gấp
Và lưu ý KHÔNG chép trên mạng
Trân trọng cảm ơn.
Phần I: Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Kỉ niệm đẹp đẽ của học sinh trong ngày tựu trường đầu tiên là nội dung của văn bản nào?
A. Trong lòng mẹ
B.Tức nước vỡ bờ
C. Tôi đi học
D. Lão Hạc
Điều gì đã gợi nhắc nhân vật “tôi” nhớ về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên? Những kỉ niệm này của nhân vật " tôi" được diễn tả theo trình tự như thế nào?
Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản Tôi đi học ( Thanh Tịnh ) và vận dụng các phương thức này để viết một văn bản theo chủ đề: Một kỉ nghỉ hè thú vị.
Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.
b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.
c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.
d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.
Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?
A. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".
B. "Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ".
C. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
D. "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".