Câu 1:
Định luật Ohm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Công thức: \(I=\dfrac{U}{R}\)
Trong đó:
I là cường độ dòng điện (A)
U là hiệu điện thế (V)
R là điện trở (\(\Omega\))
Câu 2:
Điện trở tương đương là tổng điện trở của toàn mạch.
\(\left\{{}\begin{matrix}R=R1+R2\\\left[{}\begin{matrix}R=\dfrac{R1\cdot R2}{R1+R2}\\\dfrac{1}{R}=\dfrac{1}{R1}+\dfrac{1}{R2}+\dfrac{1}{R3}\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)
Câu 3:
Điện trở phụ thuộc vào: chất liệu, chiều dài và tiết diện.
Công thức: \(R=\rho\dfrac{l}{S}\)
Trong đó:
R là điện trở (\(\Omega\))
p là điện trở suất (\(\Omega\)m)
l là chiều dài (m)
S là tiết diện (\(m^2\))
Câu 4:
Công của dòng điện là: số đo lượng điện mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác.
Công thức: \(A=UIt\)
A là điện năng (Wh - kWh - J - kJ)
U là hiệu điện thế (V)
I là cường độ dòng điện (A)
t là thời gian (h - s)
Dụng cụ đo điện năng: công tơ điện.
Mỗi số đếm cho biết lượng điện năng tiêu thụ: 1 số = 1kWh
Câu 5:
Định luật Jun - Lenxo: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Công thức: \(Q=I^2Rt\)
Trong đó:
Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)
R: điện trở (Ω)
I: cường độ dòng điện (A)
t: thời gian (s)