Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Phương Linh

Cảm nhận chi tiết bọc trăm trứng trong truyện Con Rồng cháu Tiên

Six Gravity
11 tháng 2 2018 lúc 10:45

Nói lên nguồn gốc ra đời kì lạ của con người Việt Nam. Cái nguồn gốc kì lạ từ bụng của người phụ nữ thần tiên, cái nguồn gốc khó có thể nói được. "Bọc trăm trứng" vừa thần kì, có tính chất phóng đại vừa nói lên cái khó khăn trong những ngày đâu có người Việt, thật là ý nghĩa và trân trọng!

Nguyễn Phạm Hồng Anh
11 tháng 2 2018 lúc 10:58

Đây là chi tiết hoang đường đậm màu sắc huyền thoại nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với chi tiết này, người xưa muốn tôn vinh, ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc. Một trăm người con đầu tiên của miền đất Lạc Việt đều ra đời từ bào thai của mẹ Âu Cơ. Toàn thể người Việt cùng sinh ra trong cùng một bọc, cùng nòi giống với nhau. Đó là cội nguồn của 2 tiếng '' đồng bào '' nghe sao mà thấy thân thương. Những người con ấy được thừa hưởng vẻ đẹp, trí tuệ, tài năng, vóc dáng, đạo đức của cha Rồng, mẹ Tiên, những vị thần đẹp nhất. Sức mạnh của những con người đó đã khẳng định sức mạnh của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước, dự báo sức mạnh diệu kì, sức mạnh quật khởi của người Việt Nam trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ca ngợi, bày tỏ niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc. Thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt, khơi dậy tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia của đồng bào khắp nơi. Qua chi tiết này, ta biết được trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Em sẽ không bao giờ quên được hình ảnh '' bọc trăm trứng '' như để nhớ về cội nguồn dân tộc.

Ngô Phương Linh
11 tháng 2 2018 lúc 15:09

Trong truyền thuyết con Rồng cháu Tiên có rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Nhưng chi tiết mà em ấn tượng nhất là chi tiết sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ-chi tiết trung tâm của văn bản. Chi tiết bọc trăm trứng nhằm tôn cao vẻ đẹp cao quý của nguồn gốc dân tộc. Chi tiết này còn có ý nghĩa sâu sắc toàn thể dân tộc Việt Nam là đều sinh ra cùng một nguồn gốc, cùng một giống nòi tổ tiên. Chi tiết này thể hiện tưởng tượng của ông cha ta thật phong phú và diệu kì. Lòng tự hào dân tộc của tác giả đã sáng tạo ra một hình ảnh tuyệt đẹp. Em rất thích chi tiết sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ.

mai văn chương2
21 tháng 7 2018 lúc 17:32

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết hay kể về sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo nhưng lại đưa người đọc đến một thế giới thần tiên giữa cuộc sống đời thường. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc ta, truyền thuyết “Con Rồng, cháu tiên” đã thực sự đi sâu vào lòng người đọc.

TIN HOT

Mgid

Một người mẹ đơn thân kiếm được 104 triệu mỗi ngày

Làm ngực nở mà không phẫu thuật. Đến các bác sĩ cũng kinh ngạc

Một cô gái từ Cần Thơ kiếm hơn 30 triệu đồng trong một ngày!

Bạn sẽ có thể kiếm 40 triệu đồng mỗi ngày khi học được mẹo này

Nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai nhân vật được hư cấu và là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải. Còn Âu Cơ lại có dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.

Mỗi người có một nét đẹp riêng, một nét đặc trưng riêng thu hút đối phương. Lạc Long Quân được tô đậm vẻ đẹp tài năng. Thân Rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn, sức khỏe không ai sánh bằng, lại tinh tường các phép thần thông, có thể trấn áp lũ quái yêu bảo vệ dân lành. Lạc Long Quân vừa tài năng, lại có tấm lòng thương người, dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân cách ăn ở.

Âu Cơ là một tiên nữ có nhan sắc tuyệt trần. Nàng thích rong ruổi nay đây mai đó. Nghe đồn ở vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn cất công đến thăm thú và tình cờ gặp được Lạc Long Quân.

Họ bén duyên và yêu nhau say đắm. Một vị tiên tài giỏi ở dưới nước kết duyên với một nàng tiên xinh đẹp ở trên núi cao. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thành phần núi – biển. Đời Hùng Vương, cư dân văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên trao đổi qua lại với nhau cả về văn hóa và kinh tế. Bởi thế, tình huống kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai bộ tộc này.

Cuộc hôn nhân giữa hai vị thần như mối lương duyên tiền định. Họ đến với nhau, chung sống và Âu Cơ cũng sinh con. Nhưng lạ thay, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con hồng hào, xinh đẹp. Đàn con lớn nhanh như thổi, ai ai cũng khôi ngô, tuấn tú, khỏe mạnh. Yếu tố thần tiên in đậm trong chi tiết này. Đây cũng là chi tiết giải thích rõ nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên của chúng ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp.

Hình ảnh bọc trứng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy.

Chi tiết Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên non giải thích sự phân bố dân cư trên đất nước ta. Ngoài lý lo thói quen sống, phong tục tập quán khác nhau, chi tiết này còn thể hiện sự cai trị toàn bộ đất đai rộng lớn của ta. Dân ta tự quản lấy lãnh thổ ta. Đây cũng là chi tiết khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam.

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về  nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng, cháu Tiên.


hok tốt

Sei Nguyễn
21 tháng 7 2018 lúc 18:20

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

❤  Hoa ❤
21 tháng 7 2018 lúc 18:42

Hình ảnh cái bọc một trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy.

hok tút !


Các câu hỏi tương tự
SANRA
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều Diễm
Xem chi tiết
Hàn Tĩnh Chi
Xem chi tiết
ha tuan anh
Xem chi tiết
Khu vườn trên mây(team K...
Xem chi tiết
Bùi Đặng Khánh Hà
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
★A•G★nỡtay⁷
Xem chi tiết
đinh đức kiên
Xem chi tiết