Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mọt sách không đeo kính

cảm nghĩ của em khi bị người khác hiểu nhầm, k tin tưởng

Trịnh Hằng(TTH)
8 tháng 6 2018 lúc 9:36

trả lời: 

cảm giác lúc đấy chỉ miêu tả bằng ''buồn''. lúc đấy ta cảm thấy cô đơn, thất vọng và chỉ muốn mình không tồn tại trên thế gian này mà thôi.

                   ~ Học tốt ~

Namikaze Minato
8 tháng 6 2018 lúc 8:41

Một hiện thực không thể tránh

Vì lẽ người khác không thể đọc được tư tưởng và ý nghĩ của chúng ta, nên chẳng sớm thì muộn sẽ có ai đó hiểu sai lời nói hoặc hành động của chúng ta. Có lắm việc để người ta hiểu lầm nhau. Đôi khi, vấn đề chẳng qua chỉ là diễn đạt thiếu minh bạch. Hoặc chung quanh chúng ta có tiếng ồn ào và những yếu tố khác khiến người khác khó tập trung hoàn toàn sự chú ý đến những gì chúng ta nói.

Một số cá tính và cử chỉ cũng dễ bị hiểu lầm. Chẳng hạn, một người nhút nhát có thể bị xem là lạnh lùng, lãnh đạm hoặc tự phụ. Những gì một người từng trải qua trong quá khứ có thể khiến người đó phản ứng theo cảm xúc thay vì theo lý trí trước một số tình huống. Vì văn hóa và ngôn ngữ bất đồng nên không phải đương nhiên mà người ta hiểu nhau. Còn phải nói đến việc thuật lại sai và thày lay, vậy chẳng lạ gì nếu đôi khi lời nói hoặc hành động của chúng ta bị hiểu khác với ý ban đầu của chúng ta. Dĩ nhiên, am hiểu tất cả những điều này chỉ an ủi được chút ít những ai cảm thấy đã bị người khác hiểu sai.

Thí dụ, chị Anna có lần đã nói về một người bạn đang vắng mặt rằng chị ấy được nhiều người thích. Tuy lời ấy không hàm ý trách móc nhưng đã bị người khác lặp lại không đúng cách, và rồi chị Anna hết sức kinh ngạc và chưng hửng khi trước mặt nhiều người chị bị người bạn ấy giận dữ vu oan rằng chị ghen tị chỉ vì bạn ấy được một bạn trai nào đó chú ý. Lời nói của chị Anna đã bị hiểu sai hoàn toàn, và dù cố phân trần là không có ác ý gì cả, nhưng vẫn vô hiệu. Tình huống đó đã gây nhiều phiền toái và phải mất nhiều thời gian sau chị Anna mới hoàn toàn cải chính được sự hiểu lầm.

Cách người khác nhận xét bạn thường tùy thuộc khái niệm họ có về ý bạn. Vậy, nếu như bạn cảm thấy buồn khi động lực của bạn bị người khác hiểu sai cũng chỉ là điều tự nhiên mà thôi. Có lẽ bạn bực tức, nghĩ rằng không ai có lý do gì để hiểu lầm bạn cả. Đối với bạn, việc nhận xét kiểu ấy là đầy định kiến, gắt gao hoặc hoàn toàn sai trái, và khiến bạn đau lòng lắm—đặc biệt nếu trước đây bạn thường xem trọng ý kiến của những người nay phê bình bạn một cách bất công.

Bạn có thể thấy khó chịu về cách người ta phê phán bạn, nhưng dù sao bạn cũng nên tôn trọng ý kiến của người khác. Tín đồ Đấng Christ không nên xem thường cảm nghĩ của người khác và chúng ta không bao giờ muốn những lời nói hoặc hành động của mình gây ảnh hưởng tai hại đối với họ. (Ma-thi-ơ 7:12; 1 Cô-rinh-tô 8:12) Vậy thỉnh thoảng có lẽ bạn cần phải cố gắng cải chính ý kiến lệch lạc của một người nào đó về bạn. Tuy nhiên, việc quá lo sao cho được người khác tán thành thì lại không tốt, ngược lại nó dẫn đến việc mất lòng tự trọng hoặc cảm giác bị ruồng bỏ. Suy cho cùng, chân giá trị của bạn không tùy thuộc vào cảm nghĩ của người khác.

Mặt khác, có lẽ bạn thừa nhận rằng người khác chỉ trích bạn một cách có căn cứ. Điều đó cũng có thể làm đau lòng đấy, nhưng nếu sẵn sàng và thành thật nhận ra khuyết điểm, bạn có thể biến những lời chỉ trích thành động lực tích cực thúc đẩy bạn đi đến những sự thay đổi cần thiết.

Lại ngô thế phong
8 tháng 6 2018 lúc 8:41

ko biet

Huyền
8 tháng 6 2018 lúc 8:42

hihi không biết sao nói

Nguyễn anh huyền
8 tháng 6 2018 lúc 8:42

Cam giac luc do rat buc khi bi hieu lam va khong tin tuong

Mọt sách không đeo kính
8 tháng 6 2018 lúc 8:42

lại ngô thế phong k bt thì trả lời làm j?

Nuyễn bảo Tâm An
8 tháng 6 2018 lúc 8:47

rất tức giận nhưng hãy bình tĩnh lại tức giận ko làm đc gì cả vì nó ko đáng để bạn tức giận

Nguyễn Thị Minh Giang
8 tháng 6 2018 lúc 8:53

buồn, thất vọng thậm chí là thấy bực bội

Bùi Thị Thúy Nga
8 tháng 6 2018 lúc 10:50

Vì lẽ người khác không thể đọc được tư tưởng và ý nghĩ của chúng ta, nên chẳng sớm thì muộn sẽ có ai đó hiểu sai lời nói hoặc hành động của chúng ta. Có lắm việc để người ta hiểu lầm nhau. Đôi khi, vấn đề chẳng qua chỉ là diễn đạt thiếu minh bạch. Hoặc chung quanh chúng ta có tiếng ồn ào và những yếu tố khác khiến người khác khó tập trung hoàn toàn sự chú ý đến những gì chúng ta nói.

Một số cá tính và cử chỉ cũng dễ bị hiểu lầm. Chẳng hạn, một người nhút nhát có thể bị xem là lạnh lùng, lãnh đạm hoặc tự phụ. Những gì một người từng trải qua trong quá khứ có thể khiến người đó phản ứng theo cảm xúc thay vì theo lý trí trước một số tình huống. Vì văn hóa và ngôn ngữ bất đồng nên không phải đương nhiên mà người ta hiểu nhau. Còn phải nói đến việc thuật lại sai và thày lay, vậy chẳng lạ gì nếu đôi khi lời nói hoặc hành động của chúng ta bị hiểu khác với ý ban đầu của chúng ta. Dĩ nhiên, am hiểu tất cả những điều này chỉ an ủi được chút ít những ai cảm thấy đã bị người khác hiểu sai.

Thí dụ, chị Anna có lần đã nói về một người bạn đang vắng mặt rằng chị ấy được nhiều người thích. Tuy lời ấy không hàm ý trách móc nhưng đã bị người khác lặp lại không đúng cách, và rồi chị Anna hết sức kinh ngạc và chưng hửng khi trước mặt nhiều người chị bị người bạn ấy giận dữ vu oan rằng chị ghen tị chỉ vì bạn ấy được một bạn trai nào đó chú ý. Lời nói của chị Anna đã bị hiểu sai hoàn toàn, và dù cố phân trần là không có ác ý gì cả, nhưng vẫn vô hiệu. Tình huống đó đã gây nhiều phiền toái và phải mất nhiều thời gian sau chị Anna mới hoàn toàn cải chính được sự hiểu lầm.

Cách người khác nhận xét bạn thường tùy thuộc khái niệm họ có về ý bạn. Vậy, nếu như bạn cảm thấy buồn khi động lực của bạn bị người khác hiểu sai cũng chỉ là điều tự nhiên mà thôi. Có lẽ bạn bực tức, nghĩ rằng không ai có lý do gì để hiểu lầm bạn cả. Đối với bạn, việc nhận xét kiểu ấy là đầy định kiến, gắt gao hoặc hoàn toàn sai trái, và khiến bạn đau lòng lắm—đặc biệt nếu trước đây bạn thường xem trọng ý kiến của những người nay phê bình bạn một cách bất công.

Bạn có thể thấy khó chịu về cách người ta phê phán bạn, nhưng dù sao bạn cũng nên tôn trọng ý kiến của người khác. Tín đồ Đấng Christ không nên xem thường cảm nghĩ của người khác và chúng ta không bao giờ muốn những lời nói hoặc hành động của mình gây ảnh hưởng tai hại đối với họ. (Ma-thi-ơ 7:12; 1 Cô-rinh-tô 8:12) Vậy thỉnh thoảng có lẽ bạn cần phải cố gắng cải chính ý kiến lệch lạc của một người nào đó về bạn. Tuy nhiên, việc quá lo sao cho được người khác tán thành thì lại không tốt, ngược lại nó dẫn đến việc mất lòng tự trọng hoặc cảm giác bị ruồng bỏ. Suy cho cùng, chân giá trị của bạn không tùy thuộc vào cảm nghĩ của người khác.

Mặt khác, có lẽ bạn thừa nhận rằng người khác chỉ trích bạn một cách có căn cứ. Điều đó cũng có thể làm đau lòng đấy, nhưng nếu sẵn sàng và thành thật nhận ra khuyết điểm, bạn có thể biến những lời chỉ trích thành động lực tích cực thúc đẩy bạn đi đến những sự thay đổi cần thiết.


Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết
bùi tiến long
Xem chi tiết
Chibi_Angela_SuSu
Xem chi tiết
giang quynh anh
Xem chi tiết
Gia như
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Gia Bảo
Xem chi tiết
Vương Nhất Bác
Xem chi tiết