Nguyễn thị thanh huyền

cách ứng phó sạt lở đất giúp với các bạn

lạc lạc
8 tháng 12 2021 lúc 14:28

tham khảo 

 

Khi xảy ra mưa, lũ và sạt lở đất

Nói chuyện với các thành viên trong gia đình và phân công những việc cần làm cho từng người nếu lũ quét, sạt lở đất xảy ra.

Nếu nhà có người bị thương, cần liên lạc ngay những người có chuyên môn để nhờ giúp đỡ. Ví dụ: Cán bộ y tế, cán bộ của Hội Chữ thập đỏ.

Phải sơ tán ngay để bảo đảm an toàn cho người, tài sản khi xuất hiện những dấu hiệu có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xác định vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; chủ động tham gia các hoạt động phòng, ngừa thiên tai tại địa bàn cư trú; tham gia ý kiến vào kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai của cấp thôn, bản.

Không lưu thông qua những đoạn đường dốc có nguy cơ sạt lở cao hoặc khu vực ngầm, tràn có nước chảy siết; không vớt củi, bắt cá, lội qua suối,… khi đang có mưa, lũ.

Sau khi xảy ra mưa, lũ và sạt lở đất

Chú trọng việc ăn uống hợp vệ sinh, phòng các dịch bệnh có thể xảy ra sau thiên tai.

Vệ sinh nhà cửa, đồ đạc, dụng cụ sinh hoạt, chôn lấp xác súc vật chết, thu gom rác... tham gia vệ sinh môi trường cùng cộng đồng.

Làm sạch giếng, khử trùng nước trước khi sử dụng lại.

Không đến khu vực gần bờ sông, suối hoặc nơi bị lũ quét, sạt lở đất, đá.

Phục hồi sản xuất để ổn định cuộc sống.

Tham gia cùng chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc cứu trợ, hỗ trợ và thực hiện các chính sách an sinh xã hội khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống.

Tham gia đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị thiệt hại.

Phối hợp với các với cán bộ địa phương thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai và đề xuất nhu cầu hỗ trợ.

Chủ động chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, đá đến cán bộ, hội viên trong tổ chức Hội mà mình tham gia tại địa phương hoặc bà con Nhân dân khu dân cư mình sinh sống; tích cực vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống lũ quét, sạt lở đất.

Có thể thấy việc trang bị các kỹ năng trên vô cùng quan trọng, sẽ góp phần giảm thiểu thiệt thại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, mỗi người dân cần tích cực và vận động mọi người cùng tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng để chống xói mòn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, góp phần hạn chế lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra.

Bình luận (0)
Chanh Xanh
8 tháng 12 2021 lúc 14:28

Tham khảo

Trước khi thiên tai xảy ra, trong mỗi gia đình, đặc biệt là chủ hộ cần chủ động có kế hoạch để ứng phó với thiên tai. Đặc biệt là chủ động phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong gia đình để chuẩn bị các đồ dùng, nhu yếu phẩm cần thiết đề phòng bị cô lập khi lũ quét, sạt lở đất xảy ra.

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Thảo
8 tháng 12 2021 lúc 14:49

Trước khi thiên tai xảy ra, trong mỗi gia đình, đặc biệt là chủ hộ cần chủ động có kế hoạch để ứng phó với thiên tai. Đặc biệt là chủ động phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong gia đình để chuẩn bị các đồ dùng, nhu yếu phẩm cần thiết đề phòng bị cô lập khi lũ quét, sạt lở đất xảy ra.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn thị thanh huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Trường Sinh 6A / Trường...
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Khanh
Xem chi tiết
Đặng Thị Ngọc Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
thang
Xem chi tiết
6A3-11 Phạm Khắc Huy
Xem chi tiết