Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
. Bố cục của văn bản là:
A. Sự sắp xếp nội dung văn bản theo trình tự không gian, thời gian
B. Sự liên kết các câu trong một đoạn văn với nhau.
C. Sự liên kết các đoạn văn với nhau.
D. Sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề, văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Trật tự trong câu nào dưới đây biểu thị trình tự trước sau theo thời gian của sự việc được nói đến?
a. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó người ta đã chụp rồi
b. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
c. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
d. Sen tàn cúc lại nở hoa
Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất về khái niệm bố cục của văn bản?
A. Là sự sắp xếp phần mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
B. Là sự sắp xếp các phần, các đoạn của văn bản theo một trình tự hợp lí để thể hiện chủ đề.
C. Là sự sắp xếp hình thức trong văn bản theo quy ước.
D. Là sự sắp xếp mở bài và kết bài sao cho hợp lí.
Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.
- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?
- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tan ác, liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không? Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những ngtoười lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?
- Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?
Pừng cọ quê tôi (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
a. Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và về vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự nào? Theo em, có thể thay đổi trình tự sắp xếp này được không? Vì sao?
b. Nêu chủ đề của văn bản trên
c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó
Hãy sắp xếp lại các câu sau theo một thứ tự hợp lí để được dàn ý phần thân bài của đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
1. Hồng sung sướng, hạnh phúc, cuống quýt, vội vàng khi gặp lại người mẹ tội nghiệp của mình.
2. Thấy mẹ bị người cô xúc phạm, Hồng không thể ghìm nén nỗi tủi cực đang dâng lên trong lòng và trào ra nơi khóe mắt.
3. Chú ngây ngất trong tình yêu thương, tận hưởng tình yêu âu yếm của mẹ.
4. Hồng có những phản ứng quyết liệt trong ý nghĩ hủ tục đầy đọa mẹ chú.
5. Hồng đã nhanh chóng nhận ra ý đồ đen tối của người cô trong lời nói giả dối, xúc phạm đến mẹ mình.
A. 5, 2, 4, 3, 1
B. 5, 2, 1, 3, 4
C. 2, 5, 4, 1, 3
D. 5, 2, 4, 1, 3
. Đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày về điều gì?
A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nổi đau khổ của mẹ bé Hồng
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng.
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tuổi của Hồng khi gặp mẹ.
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Tôi đi học"?
A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
C. Cả A và B đúng.
D. Cả A và B sai.
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Tôi đi học"?
A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
C. Cả A và B đúng.
D. Cả A và B sai.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ
Câu 4: Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản?
A. Dùng từ nối và đoạn văn.
B. Dùng câu nối và đoạn văn.
C. Dùng từ nối và câu nối.
D. Dùng lí lẽ và dẫn chứng.