Câu 1: Cho biết các câu sao đây liên quan đến các phương châm hội thoại nào? (2 điểm)
a/ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
b/ Nửa úp nửa mở
c/ Đánh trống lảng
d/ Ăn không nói có
Câu 2: Thay lời Trương Sinh trong đoạn trích: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, bày tỏ nỗi niềm của mình khi nghe lời con trẻ : “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít” bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 15 dòng. (3 điểm)
Xác định phương châm hội thoại của câu ca dao?
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm lịch sự
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm về lượng
các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học: hỏi gà đáp vịt, nữa úp nữa mở, nói phải củ cải cũng nghe, đánh trống lãng
Các thành ngữ: Ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất.
B. Phương châm về lượng.
C. Phương châm lịch sự.
D. Phương châm quan hệ.
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào : ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột, hứa hươu hứa vượn
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
a/ Ăn đơm nói đặt.
b/ Ăn ốc nói mò .
c/ Ăn không nói có .
d/Hứa hươu hứa vượn.
e/ Nửa úp nửa mở.
g/ Nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mở; mồm loa mép giãi; đánh trống lảng; nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Các cách nói sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a) Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
b) Nói lời thì giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
c) Mật ngọt thì ruồi chết tươi
Những nơi cay đắng là nơi thật thà.
d) Người khôn nói ít làm nhiều
Không như người dại nói nhiều nhàm tai.
e) Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
g) Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chế.
*Giúp em với ạ :D
Cho biết mỗi trường hợp sau đây có liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Nói có sách, mách có chứng b. Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nở nói nhau nặng lời