Các quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản với các nước NICs và ASEAN tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng mạnh mẽ vào thời điểm
A. từ đầu thập niên 70 đến nay.
B. từ đầu thập niên 60 đến nay.
C. từ đầu thập niên 80 đến nay.
D. từ đầu thập niên 90 đến nay.
Tình hình Liên Xô từ cuối thập niên 70 đến đầu những năm 80 là :
A. Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, khối đoàn kết liên bang được giữ vững.
B. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao hơn trước, tuy nhiên chính trị có những diễn biến phức tạp, bất ổn.
C. Tuy kinh tế có những dấu hiệu suy thoái, nhưng chính trị vẫn ổn định, nhân dân vẫn tuyết đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, vào chính quyền Xô - Viết.
D. Đất nước lâm vào tình trạng trì trệ, kinh tế ngày càng suy thoái, chính trị có những diễn biến phức tạp, xuất hiện tư tưởng và các nhóm đối lập chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết.
Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là
A. Tình trạng đối đầu giữa Liên Xô- Mĩ, đỉnh cao là cuộc Chiến tranh lạnh
B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại và hợp tác
C. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ liên tục diễn ra
D. Xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác
Từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80, mối quan hệ giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương như thế nào?
A. Căng thẳng, đối đầu
B. Đối thoại, hòa dịu
C. Đồng minh thân cận
D. Hợp tác cùng phát triển
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).
Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.
Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18 - 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
Tháng 11 - 2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.”
Đến năm 1992, số nước thành viên tổ chức của ASEAN là:
A. 5 nước
B. 6 nước.
C. 8 nước
D. 10 nước
Câu 5. Bắt đầu từ thập niên 70 thế kỉ XX là mốc thời gian đánh dấu Nhật Bản
A. đã khôi phục kinh tế đạt mức trước chiến tranh.
C. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
B. có bước phát triển nhanh về kinh tế gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
D. lâm vào tình trạng suy thoái về kinh tế, xen kẻ với sự phát triển.
Trong những thập niên cuối thế kỉ XX, những năm đầu thế kỉ XXI, quốc gia/vùng lãnh thổ nào ở Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới?
A. Nhật Bản
B. Trung Quốc
C. Hàn Quốc
D. Đài Loan
Sự cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc đầu thập niên 70 của thế kỉ XX là biểu hiện của việc Mĩ
A. củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. điều chỉnh chính sách đối ngoại trong thời kì Chiến tranh lạnh.
C. tranh thủ sự ủng hộ của hai nước nhằm giải quyết vấn đề Campuchia.
D. từng bước không chế và chi phối hai cường quốc xã hội chủ nghĩa.
Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập niên sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản.
C. Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh.
D. Sự đối đầu giữa “hai cực” – hai phe: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.