Trong chu kì 3, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
1) bán kính nguyên tử tăng. 2) độ âm điện giảm.
3) tính bazơ của oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng giảm dần.
4) tính kim loại tăng dần. 5) tính phi kim giảm dần.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố.
A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
C. Giảm theo chiều tăng của tính phi kim.
D. B và C đều đúng.
Chọn đáp án đúng nhất.
Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
C. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.
D. B và C đều đúng.
Chọn đáp án đúng nhất.
Xét các nguyên tố thuộc chu kì 2: B, C, N, O, F a) Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự độ âm điện giảm dần c) Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính phi kim giảm dần
Xét các nguyên tố thuộc chu kì 3: Na, Mg, Al a) Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự độ âm điện tăng dần c) Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính kim loại giảm dần
Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Gía trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A biến đổi như thế nào theo chiều điện tích hạt nhân tăng?
Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì :
A. Tính kim loại giảm dần.
B. Bán kính giảm dần.
C. Tính bazơ của oxit và hiđroxit tăng dần.
D. Độ âm điện giảm dần.
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. không biến đổi một chiều.
Trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. không tăng, không giảm.
D. vừa tăng, vừa giảm.