Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:
I. Môi trường không khí.
II. Môi trường trên cạn.
III. Môi trường đất.
IV. Môi trường xã hội.
V. Môi trường nước.
VI. Môi trường sinh vật
A. I, II, IV, VI
B. I, III, V, VI
C. II, III, V, VI
D. II, III, IV, V
Cho các phát biểu sau về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
(2) Quan hệ giữa sinh vật và môi trường là quan hệ qua lại.
(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường.
(4) Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp/gián tiếp đến sinh vật; ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển,… của sinh vật
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật
B. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn
Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.
D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.
Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.
D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:
(1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường,
(2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ phù hợp với sức chứa của môi trường,
(3) Tạo hiệu quả nhóm, giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống,
(4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường,
(5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
A. (1); (2); (4); (5)
B. (2); (3); (4); (5)
C. (1); (2); (5)
D. (1); (3); (5).
Có bao nhiêu hoạt động sau đây nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
1. Cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
2. Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
3. Sử dụng thoải mái nguồn nước vì nước là tài nguyên tái sinh.
4. Giáo dục môi trường nhằm nâng cao hiểu biết của toàn dân về môi trường.
5. Khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Khi nói về hệ sinh thái có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu.... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
(2) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thưởng dẫn đến một quần xã ổn định.
(4) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(5) Nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta có thể khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.
A. 2.
B. 1
C. 3.
D. 4.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?
(1) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
(2) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(3) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
(4) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
(5) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4