Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Các bình trong hình 26-27.1 đều đựng một lượng nước. Để cả ba bình vào trong phòng kín, hỏi sau một tuần, bình nào còn ít nước nhất, bình nào còn nhiều nước nhất
Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?
A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.
B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng
D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.
Hai bình cầu 1 và 2 vẽ ở hình 19.4 có cùng dung tích, cùng chứa đầy nước. Các ống thủy tinh cắm ở hai bình có đường kính trong d 1 > d 2 . Khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau thì
A. mực nước trong ống thủy tinh của bình 1 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 2
B. mực nước trong ống thủy tinh của bình 2 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 1
C. mực nước trong ống thủy tinh dâng lên như nhau
D. mực nước trong hai ống thủy tinh không thay đổi
Ba bạn Đông, AN , Bình cùng tiến hành đo thể tích của một hộp sắt rỗng, kín có dạng hình hộp chữ nhật và có thể nổi trong nước
- Đông dùng thước đo các cạnh của hình hộp rồi tính thể tích của hộp theo công thức: V= chiều dài x chiều rộng x chiều cao
- An thì thả hộp vào một bình tràn chứa đầy nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để biết thể tích của hộp
- Bình thả hộp vào một bình tràn chứa đầy nước, dùng một hòn đá nặng không thấm nước đặt trên hộp rồi cho cả hộp và hòn đá cùng chìm trong nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để xác định thể tích cuả hộp.
Cách đúng là cách của:
A.Bạn Đông
B. An và Bình
C. Đông và Bình
D. cả ba bạn
Làm thế nào để giọt nước trong ống thủy tinh ở hình 20.4 dịch chuyển?
A. Chỉ có thể đặt bình cầu vào nước nóng
B. Chỉ có thể đặt bình cầu vào nước lạnh
C. Chỉ có thể xoa tay vào nhau rồi áp vào bình cầu
D. Cả ba cách làm trên đều được
Ba bình 1, 2, 3 (H.19.5a) có cùng dung tích, nút có cắm các ống thủy tinh đường kính trong bằng nhau. Bình 1 đựng đầy nước, bình 2 đựng đầy rượu, bình 3 đựng đầy dầu hỏa. Tăng nhiệt độ của ba bình cho tới khi mực chất lỏng trong ba ống thủy tinh dâng lên bằng nhau (H19.5b). Khi đó:
A. nhiệt độ ba bình như nhau
B. bình 1 có nhiệt độ thấp nhất
C. bình 2 có nhiệt độ thấp nhất
D. bình 2 có nhiệt độ thấp nhất
Hai bình cầu 1 và 2 vẽ ở hình bên dưới có cùng dung tích, cùng chứa đầy nước. Các ống thủy tinh cắm ở hai bình có đường kính trong d 1 > d 2 . Khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau thì:
A. Mực nước trong ống thủy tinh của bình 1 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 2
B. Mực nước trong ống thủy tinh của bình 2 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 1
C. Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên như nhau
D. Mực nước trong hai ống thủy tinh không thay đổi
Bình chia độ trong phòng thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt vào bình chia độ, dùng để đo thể tích của
A. nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào
B. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào
C. nước tràn vào bình chứa
D. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào và nước tràn vào bình chứa
Người ta dùng một bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 2 c m 3 , chứa 50 c m 3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên tới gần vạch 84 c m 3 . Trong các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng
A. 34 c m 3
B. 34 , 0 c m 3
C. 33 c m 3
D. 33 , 0 c m 3