pham dinh dung

Các bạn cho mình xin đề thi môn toán 6 cuối hk2 với

Ai có mình cho 4 tick

Linh Linh
18 tháng 4 2019 lúc 18:48

Đề kiểm tra học kì 2 Toán lớp 6 số 1

Bài 1: Thực hiện phép tính: (3 đ)

Bài 2: Tìm x, biết: (3 đ)

Bài 3: (2 đ) Một quyển sách dày 36 trang. Ngày đầu An đọc được 4/9 số trang sách. Ngày thứ hai An đọc tiếp 50% số trang sách còn lại. Hỏi An còn bao nhiêu trang sách chưa đọc?

Bài 4: Cho 2 tia OB và OC cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA. Biết góc AOB = 60o và góc AOC = 120o.

a) Tia OB có nằm giữa 2 tia OA và OC không? Vì sao? (0,5đ)

b) Tia OB có phải là tia phân giác của góc AOC không? Vì sao? (1đ)

c) Vẽ OD là tia đối của tia OA và OE là tia phân giác của góc DOC.Tính (0,5đ)

>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2018 - 2019 

ĐỀ 2 - Đề kiểm tra học kì 2 Toán lớp 6

Bài 1: Thực hiện phép tính: (3đ)

Bài 2: Tìm x, biết: (3đ)

Bài 3: Tính hợp lý tổng sau: (1đ)

Bài 4: Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia At, vẽ góc tAx = 75o và tAy = 150o (3đ)

a) Trong 3 tia Ax, Ay, At tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?

b) Tính góc xAy?

c) Tia Ax có phải là tia phân giác của góc tAy? Vì sao?

                        ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 6 NĂM HỌC 2017-2018

                                                       MÔN: TOÁN

I. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM). Lựa chọn câu trả lời đúng

Câu 1. Phân số chưa tối giản trong các phân số \(\frac{-1}{4};\frac{-4}{12};\frac{9}{16};\frac{14}{63}\)

A. \(\frac{-1}{4}\)                    B. \(\frac{-4}{12};\frac{14}{63}\)                   C. \(\frac{9}{16}\)           D. \(\frac{9}{16};\frac{14}{63}\)                                                                          Câu 2. Cho các phân số \(\frac{3}{5};\frac{-2}{-3};\frac{-3}{5};\frac{2}{-7}\), sắp xếp các phân số đó theo thứ tự tăng dần thì thứ tự đúng là:

A. \(\frac{-3}{5};\frac{2}{-7};\frac{3}{5};\frac{-2}{-3}\)                      B. \(\frac{-3}{5};\frac{2}{-7};\frac{-2}{-3};\frac{3}{5}\)              C. \(\frac{2}{-7};\frac{-3}{5};\frac{3}{5};\frac{-2}{-3}\)                   D. \(\frac{-2}{-3};\frac{-3}{5};\frac{2}{-7};\frac{3}{5}\)

Câu 3. Kết quả đúng của phép tính \(\frac{-1}{2}-\frac{2}{3}\)là:

A. \(\frac{-1}{5}\)                  B. \(\frac{-3}{5}\)            C. \(\frac{-7}{6}\)          D. \(-\frac{1}{6}\)

Câu 4. Số đối của số \(a=\frac{3}{5}-\frac{-1}{2}\)là:

A. \(\frac{11}{10}\)                B. \(\frac{-10}{11}\)               C. \(\frac{-11}{10}\)            D. \(\frac{10}{11}\)

Câu 5. Cho các số sau: \(\frac{10}{43}\); 4,3; -0,25; 8; 3,4. Cặp số nghịch đảo của nhau là:

A. 4,3 và 3,4            B. -0,25 và 8                  C. \(\frac{10}{43}\)và 3,4            D. \(\frac{10}{43}\)và 4,3

Câu 6. 20% của 30 là:

A. 5                          B. 6                             C. 15                    D. 600

Câu 7. Tia phân giác của 1 góc là:

A. Tia nằm giữa hai cạnh của góc ấy

B. Tia tạo với hai cạnh của góc ấy hai góc bằng nhau

C. Tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau

D. Cả 3 câu đều sai

Câu 8. Cho đường tròn (0; R). Kết luận nào sau đây đúng?

A. Điểm O cách mọi điểm trên đường tròn một khoảng R

B. Điểm O cách mọi điểm trên hình tròn một khoảng R

C. Điểm O nằm trên đường tròn

D. Cả A, B, C đều sai

 Năm học 2015-2016

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Kết quả của phép tính 15.(-7)+15.(-3) là:

A. -105               B. 105             C. 150                 D. -150

Câu 2: Số 10 có số ước nguyên là:

A. 2                   B. 4                    C. 6                 D.8

Câu 3: Kết quả của phép tính \(\frac{16}{24}\)\(+\frac{-5}{12}\)

A. \(\frac{1}{2}\)             B. \(\frac{1}{4}\)                  C. \(\frac{13}{12}\)                D. \(\frac{-13}{12}\)

Câu 4: Kết quả của phép tính \(\left(-18\right).\frac{4}{9}\)là:

A. \(\frac{166}{9}\)          B. -8                   C. 8           D. \(\frac{-166}{9}\)

Câu 5: Kết quả của phép tính \(-\frac{5}{27}+\frac{12}{36}+\frac{-4}{27}\)là:

A. 0              B. 1                     C. 2                    D. 3

Câu 6: Kết quả của phép tính \(\frac{-12}{25}.\frac{35}{24}+\frac{12}{25}.\frac{11}{24}\)là:

A. \(\frac{-12}{25}\)           B. 1              C. \(\frac{12}{25}\)     D. 2

Câu 7: Cho 2 góc A và B phụ nhau. Biết rằng góc B bằng 250 thì góc A là:

A. 250               B. 900             C. 650               D. 1550

Câu 8: Cho 2 góc A và B bù nhau. Biết rằng góc B bằng 400 thì góc A là:

A. 1400           B. 900            C. 500             D. 1800

II. Tự luận

Câu 1: Tính: a) \(\frac{1}{2}+\frac{3}{4}-\frac{1}{8}\)                        b) \(\left(\frac{5}{6}-\frac{1}{2}\right)\left(\frac{8}{15}-\frac{3}{15}\right)\)

Câu 2: Tìm x, biết:

a) \(x+\frac{-3}{4}=\frac{5}{8}\)                    b) \(x-\frac{1}{8}=\frac{6}{11}.\frac{-33}{8}\)

Câu 3: Lớp 6A có 36 học sinh xếp loại văn hóa giỏi, khá, trung bình, không có học sinh yếu, kém. Số học sinh trung bình chiếm \(\frac{5}{12}\)số học sinh cả lớp, số học sinh khá chiếm \(\frac{2}{3}\)số học sinh còn lại. Tính số học sinh giỏi của lớp 6A.

Câu 4: Cho \(\widehat{xOy}\)= 700, vẽ tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy sao cho \(\widehat{xOz}\)= 300

a) Tính góc yOz

b) Vẽ tia Om là phân giác của góc xOz. Tính góc mOy

Câu 5: Cho \(A=\frac{1}{101}+\frac{1}{102}+\frac{1}{103}+...+\frac{1}{200}.\)Chứng minh rằng : A>\(\frac{7}{12}\)

NĂM HỌC 2016-2017

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Nếu x-3=-7 thì x bằng:

A. -4                   B. 4                       C. -10                     D. 10

Câu 2: Tính giá trị biểu thức: -|-3|+25-|3+(-50)| được kết quả là:

A. -19                 B. -25                   C. -23                   D. -21

Câu 3: Cho biết: \(\frac{-5}{x}=\frac{y}{16}=\frac{-18}{72}\). Số x, y thích hợp là:

A. x=-20; y= -4                                B. x=-20; y=4                     C. x=20; y=4                    D. x=20; y=-4

Câu 4: Kết quả của phép tính \(2\frac{3}{4}-\left(\frac{1}{7}+1\frac{3}{4}\right)\)bằng:

A. \(1\frac{1}{7}\)                B. \(3\frac{6}{7}\)              C. \(1\frac{6}{7}\)            D. \(\frac{6}{7}\)

Câu 5: Một lớp học có 18 nam và 22 nữ. Khi đó sô học sinh nam chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp:

A. 0,45%                     B. 45%                    C. \(\frac{1}{50}\)               D. \(\frac{49}{50}\)

Câu 6: Kết quả phép tính \(\left(1-\frac{1}{2}\right).\left(1-\frac{1}{3}\right).\left(1-\frac{1}{4}\right)...\left(1-\frac{1}{50}\right)\)là:

A. \(\frac{1}{2}\)                   B. \(\frac{1}{49}\)              C. \(\frac{1}{50}\)             D. \(\frac{49}{50}\)

Câu 7: Cho hai góc kề bù \(\widehat{xOy}\)và \(\widehat{yOz}\). Biết \(\widehat{xOy}\)= 700, Ot là tia phân giác của \(\widehat{yOz}\). Số đo của góc xOt là:

A. 550                    B. 400                    C. 1150             D. 1250

Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Hai góc bù nhau thì có tổng sô đo bằng 1800

B. Hai góc kề nhau thì có tổng số đo bằng 1800

C. Góc kề bù với góc nhọn là góc tù

D. Hai góc phụ nhau thì có tổng số đo bằng 1800

II. Tự luận

Câu 1: Thực hiện phép tính:

a) \(\frac{2}{3}-\frac{1}{3}:\frac{3}{4}\)            b) \(6\frac{1}{3}-\left(3\frac{1}{2}+2\frac{1}{3}\right)\)                       c) \(\frac{-10}{11}.\frac{4}{7}+\frac{-10}{11}.\frac{3}{7}+1\frac{10}{11}\)

Câu 2: Tìm x, biết:

a) \(\frac{x}{8}=\frac{-9}{6}\)           b) \(\frac{5}{6}+\frac{1}{4}:x=\frac{-2}{3}\)             c) 20%x+0,4x=4,5

Câu 3: Một lớp có 40 học sinh. Kết quả xếp loại về học lực gồm bà loại: Giỏi, khá, trung bình. Số học sinh giỏi chiếm 20% số học sinh cả lớp. Số học sinh trung bình bằng \(\frac{3}{8}\)số học sinh còn lại.

a)  Tính số học sinh mỗi loại của lớp

b) Tính tỉ số phần trăm của số học sinh trung bình so với số học sinh cả lớp

Câu 4: Cho góc bẹt \(\widehat{xOy}\). Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy vẽ hai tia Oz và Ot sao cho \(\widehat{xOz=}\)\(^{30^0}\)và \(\widehat{xOt}\)= 1100

a) Tính góc zOt và góc yOt

b) Kẻ Om là tia phân giác của góc xOz và On là tia phân giác của góc yOt. Tính góc mOn

Câu 5: Cho \(A=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\frac{1}{3.4}+...+\frac{1}{49.50}\)và \(B=\frac{1}{10}+\frac{1}{11}+\frac{1}{12}+...+\frac{1}{99}+\frac{1}{100}\)

a) Chứng minh rằng: A<1

b) So sánh A và B

Vũ Phạm Mai Phương
22 tháng 6 2020 lúc 16:18

Mình chưa thi

Ngày kia ms thi

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn kim phượng
22 tháng 5 2021 lúc 21:28

Bài 3: Học lực của học sinh trong một lớp được xếp thành ba loại: Giỏi, Khá, Trung bình. Trong đó có 3 8 số học sinh là học sinh Giỏi, 50% số học sinh là học sinh Khá và có 5 học sinh Trung bình. a) Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh? b) Tính số học sinh mỗi loại? c) Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh Trung bình so với số học sinh Khá?

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
nguyễn hà vy
Xem chi tiết
²ᵏ⁷
Xem chi tiết
marie
Xem chi tiết
Trịnh Lê Hồng Trang
Xem chi tiết
Pristin We Like
Xem chi tiết
khuất thị hường
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn ANh THư
Xem chi tiết