Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thảo

các anh chị ơi trả lời giúp e với ạ:

tìm 5 vd về phép ẩn dụ, hoán dụ trong ngữ văn 6 

bucminh

Tô Hà Thu
2 tháng 9 2021 lúc 20:19

- Hoán dụ:

– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.

– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.

Này, cô bé áo vàng kia !

– Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.

 

 

Smile
2 tháng 9 2021 lúc 20:21

Tham khảo:

-ẩn dụ:

 

Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

Ví dụ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

Ví dụ:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ

=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .

Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.

 

-hoán dụ:

– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.

=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

– Nam – lớp trưởng lớp 6A là tay cờ vua cự phách của trường.

=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.

=> Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.

– Này, cô bé áo vàng kia !

=> Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.

– Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.

=> Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.

Hoán dụ trong câu: “Áo chàm đưa buổi phân ly”

=> Người Việt Bắc trong cuộc sống thường mặc áo chàm. Khi tác giả dùng “áo chàm” giúp người đọc có sự liên tưởng, gần gũi ngay đến người Việt Bắc.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thiên Trúc
Xem chi tiết
Trương Yến	Nhi
Xem chi tiết
miu cooki
Xem chi tiết
Hoan Nguyen
Xem chi tiết
Linh_2408
Xem chi tiết
Hoàng Trang Anh
Xem chi tiết
Do Hoang
Xem chi tiết
Duy Lê
Xem chi tiết
TruongHoangDacThanh
Xem chi tiết