ĐỀ SỐ 3: “Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cuốn giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về. Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầ...
Đọc tiếp
ĐỀ SỐ 3:
“Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cuốn giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về. Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầm đũa và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết nồi cơm đó.”
(Theo sách NV6 tập 2 tr29, bộ KNTT)
Câu 1 (1đ): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào?
Câu 2 (0,5đ): Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 6 cũng viết cùng thể loại với văn bản có chứa đoạn trích trên.
Câu 3 (1đ): Đoạn văn trên có nội dung gì?
Câu 4 (0,5đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 5 (1đ): Giải nghĩa từ "bủn rủn", "thân chinh".
Câu 6 (0,5đ): Xét theo tuyến nhân vật, Thạch Sanh thuộc tuyến nhân vật nào?
Câu 7 (1đ): Tìm trong đoạn văn 2 từ láy, 2 từ ghép.
Câu 8 (1đ): Chi tiết kì ảo niêu cơm Thạch Sanh "cứ ăn hết lại đầy" có ý nghĩa gì?
Câu 9 (1,5đ): Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau, gạch chân một cụm động từ.
Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận.
Câu 10 (2đ): Từ cách ứng xử của Thạch Sanh với quân sĩ nước chư hầu, em học tập được gì trong cách ứng xử với mọi người? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 5 câu.