Gạch chân các từ phức có trong đoạn văn sau rồi chia thành nhóm : Từ ghép và từ láy :
Ơi , cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều tỏa vờn mái rạ , khóm khoai nước bên hàng rào râm bụi , tiếng lợn ỉ oe cậy chuồng , rịt mũi đòi ăn . cái áo làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi , ôm tôi vào lòng , chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn chong chóng , thơ ngây của tui những lời ru nồng nàn , thiết tha , mộc mạc .
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu sau: " Mưa rầm rầm như ném từng cột nước lên mái nhà, những thân cây." Ghi câu trả lời ngắn của em vào chỗ chấm:
câu văn : " còn buổi trưa hè , nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất . tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì
Hãy tả cảnh sắc làng quê nơi có ngôi nhà thân yêu của Bác mà những câu thơ sau đã gợi ra cho em :
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời
Giúp với.Mai mình nộp rồi
Hãy tả cảnh sắc làng quê nơi có ngôi nhà thân yêu của Bác mà những câu thơ sau đã gợi ra cho em :
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm vải chín vàng ong sắc trời
Cho câu thơ sau :
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Dấu gạch nối dùng để thay thế cho từ ngữ nào?
………………………………………………………………………………...................
...........................................................................................................................................
Câu nào sau đây KHÔNG sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá?
A. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. (Thi Sảnh)
B. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. (Tô Hoài)
C. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. (Phạm Đức)
D. Heo may đang dần khẽ đi qua để tháng Mười đón cái lạnh se se đầu đông vắt lên mái phố và vương khắp các ngọn bàng, ngọn sấu, ngọn sao đen. (Nguyễn Thanh)
A. Đọc thầm bài:
Chiều ven sông
Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn bó với cái bến nước của làng. Quên sao được những buổi chiều thuyền về đậu kín, tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két và mùi tanh nồng của những tấm lưới giăng dọc bờ cát. Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa. Trong những phút yên tĩnh của buổi chiều làng, tôi đều nhận thấy mùi cá nướng hanh hao là một thứ phong vị ….
Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm lá, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một, mắt lơ đễnh nhìn lên cây gạo độc nhất hoa đỏ rực cuối bãi, trên đó có đàn sáo đen cứ đậu xuống rồi lại bay tung lên, như ta thổi một nắm tàn giấy trên lòng bàn tay vậy ….
Trần Hòa Bình
B. Dựa theo bài đọc, hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau :
Câu 1. Tuổi thơ của tác giả đã gắn bó với hình ảnh nào của làng quê ?
A. Cây đa B. Bến nước C. Sân đình
Câu 2. Tác giả nhớ những kỉ niệm gì về những người bạn thuở nhỏ ?
A. Cùng đi cắt cỏ ở cuối làng, đi chăn trâu.
B. Cùng nghịch ngợm, chơi các trò chơi trẻ nhỏ.
C. Cùng nướng cá, bạn nướng cá giỏi như người lớn.
Câu 3. Tác giả nhớ và miêu tả lại cái bến nước ở quê hương qua cảm nhận của những giác quan nào ?
A. Thị giác và thính giác.
B. Thính giác và khứu giác.
C. Cả thị giác, thính giác và khứu giác.
Câu 4. Câu nào dưới đây là câu ghép ?
A. Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười.
B. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn bó với cái bến nước của làng.
C. Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi.
Câu 5. Trong đoạn văn : “Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa.”. Từ chúng nó được dùng để chỉ ai ?
A. Những thằng bạn cùng lớp.
B. Người lớn. C. Những người đi đánh cá về.
Câu 6. Hai câu văn “Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa.” được liên kết với nhau bằng cách nào ?
A. Dùng từ ngữ đồng nghĩa để thay thế các từ ở câu đứng trước.
B. Lặp từ ngữ đã dùng ở câu trước.
C. Dùng đại từ thay thế cho từ ngữ ở câu trước.
Câu 7. Ý của đoạn cuối bài văn là gì ?
A. Tác giả miêu tả khung cảnh đồng quê vào mùa hè.
B. Tác giả nhớ lại cảm giác khoan khoái khi nằm cạnh sọt cỏ ngắm nhìn cây gạo mùa hoa đỏ và đàn sáo đen.
C. Tả cánh đồng và cây gạo quê tác giả vào buổi chiều.
Câu 8. Trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ?
A. Mũi dao.
B. Mũi con mèo.
C. Mũi em bé hơi hếch.
Câu 9. Dòng nào sau đây chỉ các tính từ ?
A. Nướng, bứt.
B. Đỏ rực, tanh nồng.
C. Lưới, bếp lò.
Câu 10. Dòng nào dưới đây chỉ các từ đồng nghĩa với từ yên tĩnh ?
A. Tĩnh tại, bình tĩnh, tĩnh mịch.
B. Tĩnh lặng, trầm tĩnh, yên vui.
C. Tĩnh mịch, tĩnh lặng, yên lặng.