Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc
A. bắt người trong trường hợp khẩn cấp
B. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp
C. bắt người phạm tội quả tang
D. bắt người đang bị truy nã
Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rẳng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ?
A. Cơ quan công an các cấp.
B. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
C. Cơ quan thanh tra các cấp.
D. Những người có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.
Chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là:
a. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt
b. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
c. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án.
d. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
e. Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.
f. Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.
g. Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt.
Câu 11: Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì
A.chỉ có công an mới có quyền bắt.
B. phải chờ ý kiến của cấp trên.
C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.
D. ai cũng có quyền bắt.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Khống chế con tin. B. Theo dõi nghi phạm.
C. Giải cứu nạn nhân. D. Điều tra tội phạm.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đầu độc tù nhân. B. Giam giữ nhân chứng.
C. Truy tìm tội phạm. D. Theo dõi bị can.
Câu 14: Không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát thì không ai bị bắt, trừ trường hợp
A. nghi ngờ gây án. B. phạm tội quả tang.
C. không tố giác tội phạm. D. bao che người phạm tội.
Câu 15: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng người đó
A.đang có ý định phạm tội.
B.B. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng.
C. sẽ xúi giục người khác phạm tội.
D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.
Câu 16: Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư kí riêng, chị H đã đến nơi làm việc của chồng lăng mạ, sỉ nhục thư kí riêng của anh. Chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo đảm về tình cảm. B. Được pháp luật bảo đảm bí mật
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
Câu 17. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?
A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Công bằng, lắng nghe, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Bình đẳng, tôn trọng, chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
Câu 18. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào sau đây?
A. Tài sản và sở hữu. B. Nhân thân và tài sản.
C. Dân sự và xã hội. D. Nhân thân và lao động.
Câu 19. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở các quyền
A. sở hữu, sử dụng và định hướng. B. sở hữu, sử dụng và chiếm đoạt.
C. chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. D. sở hữu, sử dụng và chiếm lĩnh.
Câu 20. Theo quy định của pháp luật, cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con là nội dung quyền bình đẳng giữa
A.vợ và chồng. B. ông bà và cháu. C. anh, chị, em. D. cha mẹ và con.
Hành vi tố tụng hình sự do cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội là
A. bị cáo
B. bị can
C. khởi tố bị can
D. truy nã
Bắt người khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đứng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được thuộc
A. bắt người trong trường hợp khẩn cấp
B. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp
C. bắt người phạm tội quả tang
D. bắt người đang bị truy nã
Người bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Từ đủ 10 đến 12 tuổi.
B. Từ đủ 12 đến 14 tuổi.
C. Từ đủ 14 đến 16 tuổi.
D. Từ đủ 16 đến 18 tuổi
Nguyễn Văn N, 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, N đã nảy ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, 17 tuổi, bỏ học lang thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên đã thuê người chở xe ôm, đến chỗ vắng chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Căn cứ vào hành vi phạm tội của N và A là phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích nặng cho nạn nhân, Tòa đã xử Nguyễn Văn N tù chung thân, Trần Văn A bị phạt tù 17 năm. Gia đình N cho rằng Tòa án xử như vậy là thiếu công bằng vì N và A cùng độ tuổi, cùng nhau thực hiện vụ cướp của giết người. Vậy theo em, thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai? Vì sao?
Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở, địa điểm của người đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoặc có tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là từ đủ
A. 10
B. 12
C. 14
D. 16