Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dư Ngọc Ánh

 Bằng một đoạn văn nghị luận, trình bày theo phép lập luận diễn dịch, khoảng 12 câu, phân tích khổ thơ trên để làm rõ lòng yêu cuộc sống thiết tha và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày, trong đoạn văn có
 sử dụng một câu ghép, gạch chân chỉ rõ.

︵✰Ah
13 tháng 2 2022 lúc 21:08

Khổ thơ nào vậy ?

︵✰Ah
13 tháng 2 2022 lúc 21:12

Tham khảo:

Bốn câu thơ ''Khi con tu hú'' đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột...Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú.(Câu ghép) Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội?. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. . Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
son dang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Lkss Tjfzt
Xem chi tiết
Thành Lê
Xem chi tiết
Quyên Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Diệu Thảo Linh
Xem chi tiết
Phùng Thị Thanh Thư
Xem chi tiết