Lời giải:
Hoàng hoàn toàn không biết dấu chấm câu.
Lời giải:
Hoàng hoàn toàn không biết dấu chấm câu.
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
Cuộc họp của chữ viết
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu. Thưa các bạn ! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.
Có tiếng xì xào :
-Thế nghĩa là gì nhỉ ?
- Nghĩa là thế này : "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi."
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói :
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy. Cả mấy dấu câu đều lắc đầu :
- Ẩu thế nhỉ ! Bác chữ A đề nghị :
-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào ?
Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
A. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng trong học tập
B. Bàn về việc Hoàng viết chữ rất ẩu
C. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng biết cách chấm câu
Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:
Ai có lỗi ?
Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.
Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói :"Cậu cố ý đấy nhé !"
Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."
Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.
Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
- Ấy đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu
- Ta lại thân nhau như trước đi !
Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?
- Không bao giờ! không bao giờ ! - Tôi trả lời.
Về nhà, tôi kể chuyện cho bố mẹ nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn”.
- Kiêu căng : cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.
- Hối hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.
- Can đảm : không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.
- Ngây: đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.
Cô- rét- ti làm gì khiến cho En-ri- cô nổi giận ?
A. Cô-rét-ti nói xấu En-ri-cô
B. Cô-rét-ti vẽ lên vở En-ri-cô
C. Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ri-cô khiến nguệch ra một đường xấu trên vở
Anh Dấu Chấm nói nguyên nhân khiến Hoàng viết sai là gì ?
A. Do Hoàng không boa giờ để ý đến dấu câu, mỏi tay chỗ nào là chấm chỗ đó
B. Do Hoàng sơ ý nên viết sai
C. Do Hoàng chưa hiểu tác dụng của dấu câu
mình sẽ chon dúng 10 bạn trả lời đúng câu hỏi / Hãy tìm những lỗi sai chính tả
Kin Đồng là một cậu bé nhanh chí thônh minh
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Nhím con kết bạn
Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.
Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ. Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông. Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên. Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”. Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm. Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp. Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh. (Trần Thị Ngọc Trâm)
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm)
a) Chiếc lá: b) Bầu trời:
Gạch dưới từ viết sai chính tả và viết lại cho đúng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?
Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi! (Theo Hoài Trang)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Đặt mình vào vai Bình “mọt sách” sau khi được các bạn đưa lên phòng y tế, hãy nói lời xin lỗi và lời hứa với các bạn trong lớp? (1,0 điểm)
Sau khi nghe bác A đọc đoạn văn bạn Hoàng viết, mọi người có suy nghĩ gì ?
A. Cười rộ lên
B. Mọi người lắc đầu chê Hoàng viết xấu
C. Mọi người xì xào vì không hiểu nghĩa của đoạn văn đó