Sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ. Đó chính là xe F.E... Không chỉ là một chiếc xe, F.E còn sống cùng bạn, cùng bạn vượt qua mọi khó khăn... F.E – mạnh mẽ, đầy quyến rũ.
Phần văn bản quảng cáo bằng lời về một loại xe ô tô trên đây đã sử dụng phương pháp trình bày nào?
A. Quy nạp
B. So sánh
C. Quy nạp – tăng tiến
D. Lập luận siêu ngắn
Bước vào thế giới đặc biệt của H. mới, một thế giới thơm ngát hương hoa, với những khoảnh khắc bay bổng riêng mình... Một làn da mịn màng quyến rũ... H. mới – bí quyết làm đẹp của tôi và cũng là của bạn.
Phần văn bản quảng cáo bằng lời về một loại sữa tắm trên đây đã sử dụng phương pháp trình bày nào?
A. Quy nạp
B. So sánh
C. Quy nạp – tăng tiến
D. Lập luận siêu ngắn
a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :
- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.
- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.
- /…/ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.
- /…/ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.
b) Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch ? Vì sao ? Việc dùng phép diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì ?
Dựa vào kết quả tìm hiểu trên, hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau :
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.
(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
c) Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận : Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành ?
Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng hợp hay quy nạp ? Thao tác tổng hợp (hay quy nạp) đó giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn ?
Hãy xét xem, trong đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác tổng hợp (hay quy nạp) giống với trường hợp trên không ? Vì sao ?
Ta thường nghe : Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thì cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phào Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ?
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
d) Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng ? Vì sao ?
- Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.
- Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.
- Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.
a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :
- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?
- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.
b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :
(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô ấy uống nước giải khát X.
(Quảng cáo một loại nước giải khát)
(2)
A : – Mình vừa chụp ảnh Hương đấy.
B : – Ai? Hương hả? Cậu có biết biệt danh của cô ấy là gì không? “Hắc cô nương” đấy!
(Hương xuất hiện)…
A : – Đừng gọi cô ấy là “Hắc cô nương” nữa nghe! “Bạch cô nương” đấy.
Gợi ý :
- Quảng cáo (1) đã đi vào trọng tâm chưa ? Có đảm bảo tính thông tin không ?
- Quảng cáo (2) có quá lời không ? Đã thực sự thuyết phục chưa ?
Từ kết quả thảo luận, anh (chị) hãy nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo về các mặt :
- Nội dung thông tin
- Tính hấp dẫn
- Tính thuyết phục
So sánh các văn bản 2, 3 (ở mục I) với:
- Một bài học trong sách giáo khoa thuộc môn học khác.
- Một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh.
* Từ sự so sánh các văn bản trên, hãy rút ra nhận xét về những phương diện sau:
a) Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội.
b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản.
c) Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản
d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.
Văn bản quảng cáo là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ mà ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.
Hãy đọc các quảng cáo sau đây và trả lời các câu hỏi. (trang 142 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a) Các văn bản trên quảng cáo về điều gì ?
b) Anh (chị) thường gặp các loại văn bản đó ở đâu ?
c) Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại.
a) Bên cạnh phương tiện ngôn ngữ bảng nội quy còn sử dụng phương tiện ngôn ngữ nào?b) Phương tiện đó được trình bày như thế nào trong bản nội quy? c) Nhận xét về tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đó
viết đoạn văn về nhan vật quang trung theo cách quy nạp trọng đó sử dụng lời dãn trực tiếp và 1 câu ghép
cần gấp
Hãy viết một đoạn văn lấy câu sao đây làm câu chốt. Và trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp -Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng toả tinh thần yêu nước của nhân dân ta. -học tập là viêc cần thiết trong mỗi con người Giúp e vs ạ, e cảm ơn