Qua bài thơ Tỏ lòng anh(chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai.
Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?
Câu nói với người quân hiệu cho thấy nguyên tắc đánh giá, nhìn nhận con người và sự việc của Trần Thủ Độ là gì?
A. Bất kì ai và với bất kì lí do gì cũng không được quyền oán trách, dập vùi những người đang thực thi nhiệm vụ để giữ nghiêm phép nước.
B. Bất cứ ai cũng phải giữ phép nước, nhưng người ở chức cao thì càng phải biết giữ phép nước hơn.
C. Bất cứ ai biết giữ phép nước đều đáng khen.
D. Kẻ đáng trách là người ỷ quyền thế, không tôn trọng phép nước chứ không phải là người quân hiệu làm đúng bổn phận của mình.
Chi tiết Trần Quốc Tuân đem lời cha dặn ra khỏi ý hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào?
a) Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của hình ảnh trong thơ Đường luật?
A. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cao
B. Hình ảnh thể hiện tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.
C. Hình ảnh mang tính cụ thể, sinh động, gắn với cuộc sống đời thường.
D. Hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi.
b) Vần trong thơ Đường luật được gieo như thế nào?
A. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
B. Vần lưng, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
C. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 3, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
D. Vần chân, vần trắc, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
c) Các phát biểu sau là đúng hay sai? (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào □ sau mỗi ý).
1) Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận □
2) Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ, …) □
3) Thơ Nôm Đường luật là thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm do cha ông ta sáng tạo ra trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca dân tộc. □
4) Thơ Nôm Đường luật phá bỏ hoàn toàn quy phạm của thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối, … □
5) Thơ Nôm Đường luật có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ so với thơ Đường luật. □
6) Thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh đời sống mang bản sắc dân tộc. □
7) Chủ thể trữ tình là chủ thể phát ngôn trong bài thơ, có thể xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều như: "tôi", "anh", "em", "ta", "chúng ta"…) hoặc phát ngôn dưới hình thức ẩn chủ ngữ, không có ngôi □
8) Trong thơ trung đại, chủ thể trữ tình chỉ xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều.
Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá về bài thơ Miền Trung của tác giả Hoàng Trần Cương:
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất quê anh một thời ngún lửa
Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa
Chuốt ruột mình thành dải lụa sông Lam
Miền Trung
Tấm lưng trần đen sạm
Những đốt sống Trường Sơn lởm chởm dăng màn
Thoáng bóng giặc núi bửa thành máng súng
Những đứa con văng như mảnh đạn
Thương mẹ một mình trời sinh đá mồ côi
Miền Trung
Đã bao đời núi với bể kề đôi
Ôi! Biển Đông - giọt nước mắt của muôn ngàn thế hệ
Nóng hổi như vừa lăn xuống
Theo những tảng đá cụt đầu của Trường Sơn uy nghiêm
Miền Trung
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới cát
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm
Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai gieo mọc trắng mặt người
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong.
Cảm nhận về tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích "Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ" (trích "Chinh Phụ Ngâm") của Đặng Trần Côn
Chỉ ra điểm khác nhau giữa hai câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người mang tư thế, vóc dáng thế nào?
Sắp xếp bốn sự việc sau theo đúng trình tự được kể trong đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ?
1 – Việc Linh Từ Quốc Mãu bị bọn quân hiệu khinh nhờn.
2 – Việc có người hặc về tình trạng vua quá trẻ, còn Thủ Độ quyền hơn cả vua.
3 – Việc có người nhờ Quốc Mẫu xin cho làm câu đương.
4 – Việc Thái Tông muốn phong anh của Thủ Độ làm tướng.
A. 2 – 3 – 4 – 1
B. 2 – 4 – 3 – 1
C. 2 – 1 – 3 – 4
D. 2 – 1 – 4 – 3
phải chăng những tác phẩm sử thi ra đời ở thời đại quá xa xôi như i-hi-át hay đăm săm không còn những ý nghĩa đối với con người hiện đại ? hãy viết bài văn 500 chữ trình bày quan điểm của em
Thể loại văn học dân gian nào nhằm giải thích, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người?
A. Sử thi dân gian
B. Truyền thuyết
C. Truyện thơ
D. Thần thoại