Bài " Ngắm trăng " của Hồ Chí Minh
Bài Ngắm trăng
Bài " Ngắm trăng " của Hồ Chí Minh
Bài Ngắm trăng
Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt có viết:
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
a) Đoạn thơ trên gợi em nhớ tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cũng có tiếng chim tu hú? Tác giả của văn bản là ai? Chép chính những câu thơ có âm thanh tiếng chim tu hú
b) Văn bản em vừa xác định thể hiện tâm trạng của 1 thanh niên khao khát tự do cháy bỏng, một người có lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Sau khi học xong văn bản đó, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay?
Bài thơ " KHi con tu hú " gợi cho em nhớ đến một bài thơ đã học cùng có âm thanh loài vật tác động đến tâm hồn tác giả? Hãy chép lại những câu đó.
Mọi người giúp mình với mai mình thi rồi ạ
Câu 1: Bài thơ "Đi đường" có mấy lớp nghĩa? Đó là những lớp nghĩa nào?
Câu 2: Việc sử dụng biện pháp điệp từ trong bài thơ có tác dụng gì?
Câu 3: Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ gợi em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8. Chỉ ra đặc điểm giống nhau giữa 2 bài thơ này?
Câu 4: Viết đoạn văn t-p-h khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Đi Đường của Hồ Chí Minh là 1 bài thơ triết lí
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ"
( Ngữ văn 8, tập hai)
Câu thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai, sáng tác năm nào? *
Liệt kê các từ miêu tả cảm xúc của tác giả trong câu thơ trên. Qua đó em thấy câu thơ gợi ra tình cảm gì của tác giả? *
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ nỗi nhớ quê hương trong khổ thơ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ và câu đặc biệt. Gạch chân và chú thích rõ. *
Phần tập làm văn
“Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ sách mạng trong cảnh tù đày”
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận
Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt có viết:
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
a)Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ tới câu thơ nào trong văn bản Khi con tu hú
b) Sau khi học xong văn bản đó, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay?
Cho đoạn thơ
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không…
1. Cho biết tên bài thơ có những câu thơ trên?
-Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
2.Nhan đề bài thơ có gì lạ và có ý nghĩa thế nào?
3. Ghi lại nội dung của đoạn thơ trên bằng một câu văn hoàn chỉnh ?
4.Trong bài thơ, tiếng chim tu hú xuất hiện mấy lần? Sự lặp lại âm thanh tiếng chim tu
hú trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”
(Khi con tu hú – Tố Hữu)
a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?
b. Ở câu thơ thứ hai, nếu viết là “Lúa chiêm đã chín, trái cây ngọt rồi” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có bị ảnh hưởng không? Vì sao?
c. Chỉ ra âm thanh mở đầu và kết thúc bài thơ. Âm thanh ấy đã khơi gợi trong lòng nhân vật trữ tình những cảm xúc gì?
d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về bức tranh ngày hè trong tâm tưởng nhà thơ được gợi ra trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích rõ).