thể loại :thất ngôn tứ tuyệt đường luật
phương thức biểu đạt:biểu cảm
sorry còn 2 câu kia ko biết làm :<
thể loại :thất ngôn tứ tuyệt đường luật
phương thức biểu đạt:biểu cảm
sorry còn 2 câu kia ko biết làm :<
Bài "Sông núi nước Nam" viết theo thể loại nào? Dùng phương thức biểu đạt nào? Giọng điệu 2 câu thơ đầu như thế nào? Ý thức dân tộc được thể hiện qua câu 1 là gì? Câu 2 tác giả khẳng định rõ điều gì?
Câu 17: Bài “ Sông núi nước Nam” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự.
B. Nghị luận.
C. Biểu cảm.
D. Miêu tả.
Câu 18: Vì sao em biết bài thơ “ Sông núi nước Nam” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu 17.
A. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
B. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật, con người.
C. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
D. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc.
Câu 19: Từ nào dưới đây là từ láy.
A. Tiệt nhiên.
B. Vằng vặc.
C. Nghịch lỗ.
D. Nhất định.
Câu 20: Bài thơ “ Sông núi nước Nam” được viết theo thể thơ gì?
A. Thể thơ song thất lục bát.
B. Thể thơ lục bát.
C. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
D. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
ĐỀ 1. Cho câu thơ: “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ? Chép lại phần dịch thơ? Nêu tên bài thơ và tên tác giả?
Câu 2: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó?
Câu 3: Em hiểu “ Nam đế, thiên thư” là gì? Tác giả sử dụng từ “Nam đế” nhằm thể hiện điều gì?
Câu 4: Tìm từ ghép Hán Việt có yếu tố : cư (ở) và quốc (nước) ?
Câu 5: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về quan điểm sau: ”Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam”. (Là học sinh em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước trong giai đoạn hiện nay).
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Tìm câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên.
Câu 3. Câu mở đầu văn bản, tác giả viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước”?
Câu 4. Từ “nó” thuộc từ loại gì? Nhận xét gì về việc sử dụng đại từ “nó” trong câu văn?
Câu 5. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu.
Câu 6. Việc sử dụng liên tiếp một loạt các động từ mạnh: “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” trong một câu văn có tác dụng gì?
Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.
d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.
Câu 30: Hai bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?
A. thể hiện khí khách oai hùng, kiêu hãnh của dân tộc.
B. tình cảm chân thành, sâu sắc của nhà thơ được thể hiện kín đáo, ẩn sau những câu chữ.
C. giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ, dồn dập chứa nhiều hàm súc, đọng lại những vần thơ câu thơ.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 31: Phò giá về kinh do tác giả nào sáng tác?
A. Lý Thường Kiệt B. Phan Bội Châu
C. Trần Quang Khải
D. Trần Nhân Tông
PHẦN 1: VĂN HỌC
Câu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.
Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.
Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).
Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) được viết theo thể loại nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?
Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“... Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu
quả của nó.
Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.
(Trích Ngữ văn 7- Tập I)
Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?
Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?
Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?
Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”
Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.
Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.
Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.
Phần I:
Cho câu thơ: “Yêu nhau như thể tay chân”
Câu 1: Chép chính xác bài ca dao có chứa câu thơ trên.
Câu 2: Phương thức biều đạt chính của bài ca dao em vừa chép là gì? Bài ca dao đó được viết theo thể thơ gì?
Câu 3: Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận của em về bài ca dao vừa chép, trong đoạn có sử dụng một từ láy, một từ ghép (gạch chân và chú thích rõ).