Bài 5: Tuổi ông hơn tuổi cháu là 66 năm. Biết rằng tuổi ông bao nhiêu năm thì tuổi cháu bấy nhiêu tháng. Hãy tính tuổi ông và tuổi cháu
Bài 6: Một vị phụ huynh học sinh hỏi thầy giáo: "Thưa thầy, trong lớp có bao nhiêu học sinh?" Thầy cười và trả lời:"Nếu có thêm một số trẻ em bằng số hiện có và thêm một nửa số đó, rồi lại thêm 1/4 số đó, rồi cả thêm con của quý vị (một lần nữa) thì sẽ vừa tròn 100". Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh?
Giúp mình với
Câu 5:
Giả sử cháu 1 tuổi (tức là 12 tháng) thì ông 12 tuổi.
Lúc đó ông hơn cháu: 12 - 1 = 11 (tuổi)
Nhưng thực ra ông hơn cháu 66 tuổi, tức là gấp 6 lần 11 tuổi (66 : 11 = 6).
Do đó thực ra tuổi ông là: 12 x 6 = 72 (tuổi)
Còn tuổi cháu là: 1 x 6 = 6 (tuổi)
thử lại 6 tuổi = 72 tháng; 72 - 6 = 66 (tuổi)
Đáp số: Ông: 72 tuổi
Cháu: 6 tuổi
Câu 6:
Theo đầu bài thì tổng của tất cả số HS và tất cả số HS và \(\dfrac{1}{2}\) số HS và \(\dfrac{1}{4}\) số HS của lớp sẽ bằng: 100 - 1 = 99 (em)
Để tìm được số HS của lớp ta có thể tìm trước \(\dfrac{1}{4}\) số HS cả lớp.
Giả sử \(\dfrac{1}{4}\) số HS của lớp là 1 em thì cả lớp có 4 HS
Vậy: \(\dfrac{1}{4}\) số HS của lứop là: 4 : 2 = 2 (em).
Suy ra tổng nói trên bằng : 4 + 4 + 2 + 1 = 11 (em)
Nhưng thực tế thì tổng ấy phải bằng 99 em, gấp 9 lần 11 em (99 : 11 = 9)
Suy ra số HS của lớp là: 4 x 9 = 36 (em)
Thử lại: 36 + 36 = \(\dfrac{36}{2}\) + \(\dfrac{36}{4}\) + 1 = 100
Đáp số: 36 học sinh.
1 năm= 12 tháng
Vậy tỉ số tuổi cháu với tuổi ông là: \(\dfrac{1}{12}\)
Tuổi ông là:
\(66:\left(12-1\right)\times12=72\left(tuổi\right)\)
Tuổi cháu là:
\(72-66=6\left(tuổi\right)\)
tuổi ông = bao nhiêu năm thì tuổi cháu 1 bao nhiêu tháng => tỉ số tuổi ông và cháu là : 12/1
tuổi ông là
66:(12-1).12=72(tuổi_
tuổi cháu là
72-66=6(tuổi)