WTFシSnow

bài 4: Cho  tam giác ABC nhọn có các đường cao AD , BE , CF  cắt nhau tại H

1, CM : tam giác BDH đồng dạng tam giác  BEC

2, CM : a, BH . BE = BD . BC

             b, BH . BE + Ch . CF = BC \(^2\)

3, CM : a, góc AEF = góc ABC

            b , điểm H cách đều ba cạnh tam giác DÈ

4, trên các đoạn HB , HC lấy các điểm M, N tùy ý sao cho HM = CN

 CM đường trung trực của đoạn MN luôn đi qua một điểm cố định

Nguyễn Minh Đăng
24 tháng 7 2020 lúc 16:39

B C A D E F H Bài làm:

1) Tam giác BDH ~ Tam giác BEC (g.g) vì:

\(\hept{\begin{cases}\widehat{HBD}=\widehat{EBC}\left(gt\right)\\\widehat{BDH}=\widehat{BEC}=90^0\end{cases}}\)

2) 

a) Theo phần 1 có 2 tam giác đồng dạng nên ta có tỉ số sau: \(\frac{BH}{BC}=\frac{BD}{BE}\Leftrightarrow BH.BE=BD.BC\left(1\right)\)

b) Tương tự ta CM được: \(CH.CF=CD.BC\left(2\right)\)

Cộng vế (1) và (2) ta được: \(BH.BE+CH.CF=BD.BC+CD.BC\)

\(=\left(BD+DC\right).BC=BC.BC=BC^2\)

3)

a) Tam giác AEB ~ Tam giác AFC (g.g) vì:

\(\hept{\begin{cases}\widehat{BAE}=\widehat{FAC}\left(gt\right)\\\widehat{AEB}=\widehat{CFA}=90^0\end{cases}}\)

\(\Rightarrow\frac{AE}{FA}=\frac{AB}{AC}\)

Tam giác AEF ~ Tam giác ABC (c.g.c) vì:

\(\hept{\begin{cases}\frac{AE}{FA}=\frac{AB}{AC}\left(cmt\right)\\\widehat{FAE}=\widehat{BAC}\left(gt\right)\end{cases}}\)

\(\Rightarrow\widehat{AEF}=\widehat{ABC}\)

b) Tương tự a ta CM được: \(\widehat{DEC}=\widehat{ABC}\)

\(\Rightarrow\widehat{AEF}=\widehat{DEC}\Leftrightarrow90^0-\widehat{AEF}=90^0-\widehat{DEC}\Rightarrow\widehat{FEB}=\widehat{BED}\)

=> EB là phân giác của tam giác DEF

Tương tự ta chứng minh được DA,FC là các đường phân giác còn lại của tam giác DEF, mà giao 3 đường này là H

=> H là giao 3 đường phân giác của tam giác DEF

=> H cách đều 3 cạnh của tam giác DEF (tính chất đường pg của tam giác)

4) ch nghĩ ra nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Linh Chi
25 tháng 7 2020 lúc 23:47

4) 

+) Gọi I là giao điểm của đường trung trực HC và đường trung trực MN 

=> IH = IC; IM = IN 

Lại có MH = NC ( gt) 

=> \(\Delta\)IMH = \(\Delta\)INC => ^MHI = ^NCI mà ^NCI = ^HCI = ^CHI ( vì IH = IC => \(\Delta\)IHC cân )

=> ^MHI = ^CHI hay ^BHI = ^CHI => HI là phân giác ^BHC 

=> I là giao điểm của phân giác ^BHC và trung trực HC 

=> I cố định 

=> Đường trung trực của đoạn MN luôn đi qua một điểm cố định

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phạm Vân Anh
Xem chi tiết
Thi Thuy Ha Ngo
Xem chi tiết
Kiên Nguyễn
Xem chi tiết
Achana
Xem chi tiết
AhJin
Xem chi tiết
Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thiện Minh
Xem chi tiết
NMỹ Ng
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Lương
Xem chi tiết