Bài 3: Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (Từ câu 1 - câu 4):
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
(Trích: Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2: Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ những hình ảnh nào?
Câu 3: Trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu `1:` PTBĐ chính: Biểu cảm
Câu `2:` Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ những hình ảnh như:
`+` Vàng hoa bí.
`+` Hồng tím giậu mồng tơi.
`+` Đỏ đôi bờ dâm bụt.
`+` Màu hoa sen trắng tinh khôi
Câu `3:` BPTT: So sánh
`->` Tác dụng:
`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
`+` Nhấn mạnh sự duy nhất và quý giá của quê hương, giống như tình cảm thiêng liêng và không thể thay thế của người mẹ.
`+` Tình yêu và nỗi nhớ quê hương sâu sắc của tác giả, được thể hiện qua những hình ảnh giản dị và thân thương.
Câu `4:` Nội dung chính của đoạn thơ trên là tình yêu và nỗi nhớ quê hương sâu sắc của tác giả. Quê hương được miêu tả qua những hình ảnh giản dị, gần gũi và thân thương, cũng như khẳng định quê hương là duy nhất và không thể thay thế trong lòng mỗi người.