Bài 2: Đọc đoạn thơ sau: Dòng sông mặc áo
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thần áng mây
Cài lên màu áo hay hãy ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp là đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai
(Nguyễn Trọng Tạo)
(?) Bài thơ tả cảnh gì? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để miêu tả? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó bằng một đoạn văn.
Bài thơ tả dòng sông quê hương của tác giả.
Đã sử dụng BPTT: so sánh và nhân hóa để miêu tả.
Với sự nhân hóa dòng sông tài tình của tác giả, người đã làm nên những cung đàn cảm xúc mới lạ với các hình ảnh, trạng thái của con sông vô cùng sinh động và mới lạ kỳ diệu. Dòng sông thì điệu đà, nắng thì mặc áo lụa đào thướt tha.... Tất cả cùng làm cho giá trị hình ảnh dòng sông thêm điệu đà thùy mị, làm cho người đọc có thể liên tưởng đến dáng điệu người con gái ở quê. Và bên cạnh đó, sự so sánh cũng góp phần làm câu thơ thêm gợi cảm: áo sông thì mới mặc như là mới may. Qua đó, người đọc người nghe liền cảm nhận được chiếc áo của sông đẹp đẽ như mới vậy.
1.Bài thơ tả cành dòng sông
2.Tác giả đã sử dụng BPTT nhân hóa và so sánh
Tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Trong bài thơ này , tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh một cách tinh tế để làm hình ảnh của dòng sông thêm sinh động,hấp dẫn cho người đọc hơn.Phép nhân hóa giúp dòng sông "điệu" và biết "mặc áo" y như con người.Phép so sánh khiến dòng sông thêm mới mẻ , quyến rũ người đọc hơn. Tác giả đã miêu tả dòng sông theo từng thời điểm sáng,chiều,tối. Mỗi thời điểm dòng sông đều khoác lên mình một chiếc áo với màu sắc khác nhau.Phải có sự chăm chú và cảm nhận mới có thể miêu tả dòng sông hay và đặc sắc như thế này.