Bài 2: (3 điểm) Cho tam giác ABC. Biết AC = 16cm, AB=BC=10cm. Lấy D đối xứng của C qua B. Tính độ dài AD. (HS tự vẽ hình)
Bài 3: (4 điểm) Cho tam giác ABC (AB < AC), đường cao AH. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm AB, AC, BC. Chứng minh tứ giác MNPH là hình thang cân
mn giúp mik vs mik gần nộp cho thầy r (cảm mơn các bn nào giúp mik)
Bài 2:
D là điểm đối xứng của C qua B nên \(BC=BD\)
Lại có \(AB=BC=10\left(cm\right)\)
\(\Rightarrow AB=\dfrac{CD}{2}\)
Do đó tam giác ADC vuông tại A
Theo định lí Pitago ta có:
\(AD^2=DC^2-AC^2=20^2-16^2=144\)
\(\Rightarrow AD=12\left(cm\right)\)
Bài 3:
Vì M,N là trung điểm AB,AC nên MN là đtb tg ABC
Do đó MN//BC hay MN//PH
Do đó MNPH là hình thang
Xét tg AHC vuông tại H có HN là trung tuyến ứng vs ch AC nên \(HN=\dfrac{1}{2}AC\)
Mà P,M là trung điểm BC,AB nên PM là đtb tg ABC
Do đó \(PM=\dfrac{1}{2}AC\)
Từ đó ta được PM=HN
Vậy MNPH là hình thang cân