Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Tấn Dũng

Bài 1: Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của "

Bài 2: Em hiểu như thế nào về 2 câu tục ngữ sau 

"Không thầy đố mày làm nên

Học thầy không tày học bạn"

Tien Nguyen thi
22 tháng 1 2020 lúc 21:07

Một mặt người bằng mười mặt của.

Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.

Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Lâm
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Phan van anh
Xem chi tiết
Phan Tuấn Hưng
Xem chi tiết
Dương Hoàng Anh Văn ( Te...
Xem chi tiết
xuân dương trịnh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
ʚHoàngღKimღCôngღChúaɞ
Xem chi tiết