Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Ngọc Tú

Bài 1 : Tìm GTLN của B = \(\frac{2-5x^2}{4x^2+7}\)

Bài 2 : Cho \(\Delta\)ABC cân tại A . Lấy D trên cạnh AB ( D nằm giữa A và B ) . Từ D kẻ đường thẳng song song với BC cắt cạnh AC tại E . Gọi F , G theo thứ tự là hình chiếu của B , C trên đường thẳng DE .

a) \(\Delta ADE\)là tam giác gì ?

b) CM : \(\Delta BFD=\Delta CGE\)

c) CM : AF = AG

d) Từ D và E kẻ DH vuông góc với AF tại H , EI vuông góc với AG tại I . Gọi O là giao điểm của DH và EI . Chứng minh AO là tia phân giác \(\widehat{BAC}\)

e*) CM : \(AO\perp DE;AC\perp OG\)

các bạn vẽ hình và giải chi tiết giùm mk nhed !

bạn nào làm thì mk sẽ TICK cho =)))

thanks trc

Huy Hoàng
31 tháng 5 2018 lúc 23:13

2/ (Bạn tự vẽ hình giùm)

a/ Ta có DE // BC (gt)

=> \(\widehat{ADE}=\widehat{ABC}\)ở vị trí đồng vị

và \(\widehat{AED}=\widehat{ACB}\)ở vị trí đồng vị

Mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(\(\Delta ABC\)cân tại A)

=> \(\widehat{ADE}=\widehat{AED}\)

=> \(\Delta ADE\)cân tại A

b/ Ta có \(\widehat{AED}=\widehat{CEG}\)(đối đỉnh)

và \(\widehat{ADE}=\widehat{BDF}\)(đối đỉnh)

và \(\widehat{ADE}=\widehat{AED}\)(cm câu a)

=> \(\widehat{CEG}=\widehat{BDF}\)(1)

Ta lại có \(\widehat{ECG}=90^o-\widehat{CEG}\)(\(\Delta CEG\)vuông tại G)

và \(\widehat{DBF}=90^o-\widehat{DFB}\)(\(\Delta BDF\)vuông tại F)

=> \(\widehat{ECG}=\widehat{DBF}\)(vì \(\widehat{CEG}=\widehat{BDF}\)) (2)

Ta tiếp tục có AB = AC (\(\Delta ABC\)cân tại A)

và AD = AE (\(\Delta ADE\)cân tại A)

=> AB - AD = AC - AE

=> DB = EC (3)

Từ (1), (2) và (3) => \(\Delta BFD=\Delta CGE\)(g. c. g) (đpcm)

c/ Ta có \(\widehat{ADE}=\widehat{AED}\)(cm câu a)

=> \(180^o-\widehat{ADE}=180^o-\widehat{AED}\)

=> \(\widehat{ADF}=\widehat{AEG}\)

và AD = AE (\(\Delta ADE\)cân tại A)

và DF = GE (\(\Delta BFD=\Delta CGE\))

=> \(\Delta ADF=\Delta AEG\)(c. g. c)

=> AF = AG (hai cạnh tương ứng) (đpcm)

d/ Ta có O là giao điểm của hai đường cao EI và DH của \(\Delta AGF\)

=> O là trực tâm của \(\Delta AGF\)

=> AO là đường cao thứ ba của \(\Delta AGF\)

=> AO \(\perp\)GF

Mà GF // BC

=> AO \(\perp\)BC

=> AO là đường cao của \(\Delta ABC\)

Mà \(\Delta ABC\)cân tại A

=> AO là đường phân giác của \(\Delta ABC\)

hay AO là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)

e/ Ta có DE \(\equiv\)BC

và AO \(\perp\)BC

=> AO \(\perp\)DE (đpcm)

phần \(AC\perp OG\)mình đang giải.

Bùi Nguyễn ĐỆ NHẤT Minh...
31 tháng 5 2018 lúc 9:35

đề dài quá

đọc cx ngại oy ns j lm


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Buì Đức Quân
Xem chi tiết
Anh Nguyen
Xem chi tiết
Ngoc An Pham
Xem chi tiết
Ngoc An Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Hương
Xem chi tiết
Phan Hải Đăng
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Hải
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Mai Thảo
Xem chi tiết