Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngocanh168 Sv2

Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE=BA. Qua E kẻ đường thẳng d vuông góc với BC và d cắt AC tại D.

a) Tính độ dìa AC khi AB= 9cm, BC= 15cm

b) Chứng minh: Tam giác ABD=tam giác EBD

c) Gọi H là giao điểm của đường thẳng AB và đường thẳng d. Chứng minh tam giác HBC cân

d) Chứng minh: AD<DC

Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB= 12cm, AC= 16cm.Kẻ BF là đường trung tuyến của tam giác ABC. Từ điểm C kẻ đường thẳng vuông góc với AC cắt đường trung tuyến BF tại D

a) Tính độ dài BC?

b) Chứng minh rằng: Tam giác ABF=tam giác CDF

c) Chứng minh: BF<(AB+BC):2

Bài 3: Cho tam giacsABC vuông tại A; tia phân giác của góc B cắt AC tại D. Kẻ DH vuông góc với BC\(\left(H\in BC\right)\). Gọi K là giao điểm của AB và DH

a) Tính độ dài BC khi AB= 9cm, AC= 12cm

b) Chứng minh: Tam giác ABD=tam giác HBD

c) Chứng minh: Tam giác KDC cân

d) Chứng minh: AB+AC>BD+DC
Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên tia BC lấy điểm H sao cho BH=BA. Tia phân giác của góc B cắt AC tại D. Gọi K là giao điểm của AB và DH

a) Tính độ dài BC khi AB= 3cm, AC= 4cm

b) Chứng minh: Tam giác ABD=tam giác HBD

c) Chứng minh \(Dh\perp BC\)

d) So sánh DH với DK

 

 

응 우옌 민 후엔
3 tháng 5 2019 lúc 10:22

4 bài toàn là hình, lại khó, dài , mk nghĩ chắc ko ai tl giúp bn đâu, xl nha, ngay mk mới lp 6 cx chưa thể giải đc vì đã lp 7 đâu. ah hay là bn gửi tg bài 1 cho các bn ấy giải từ từ, cứ 1 đốg thì ai giải giúp bn đc. sorry nha

*In đậm: quan trọng.

T.Ps
3 tháng 5 2019 lúc 10:50

#)Góp ý :

Giải thì vẫn giải đc, chỉ tại dài quá, người nhìn thấy dài thì chẳng ai muốn giải đâu, vì lười, mak mún kiếm P nhanh mà, là mình thì vẫn giải đc nhưng sẽ mất tg đó, chắc 15-30p :v

Đỗ Thị Dung
3 tháng 5 2019 lúc 11:50

Bài 1: a, áp dụng định lí py-ta-go vào t.giác vuông ta có: 

                      \(BC^2=AC^2+AB^2\)

=> \(AC^2=BC^2-AB^2\)

=> \(AC^2\)=225-81=144

=>AC=12 (cm)

vậy AC=12 cm

b, xét 2 tam giác vuông ABD và EBD có: 

           BD cạnh chung

          BA=BE(gt)

=> \(\Delta ABD=\Delta EBD\)(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

c, ta có: \(\Delta ADH=\Delta EDC\)(cạnh góc vuông-góc nhọn)

=> AH=EC(2 cạnh tương ứng)

Mà AB=EB(câu b) => HB=CB

=> \(\Delta HBC\)cân tại B

d, trong tam giác vuông ADH có: AD<DH(vì cạnh huyền lớn hơn cạnh góc vuông) mà DH=DC=> DC>AD hay AD<DC đpcm

A B C E D d 9cm 15cm H

Đỗ Thị Dung
3 tháng 5 2019 lúc 12:09

a, áp dụng định lí py-ta-go vào tam giác vuông ta có: 

                 \(BC^2=AB^2+AC^2\)

=>  \(BC^2\)=81 +  144 = 225 cm

=> BC=  15 cm

vậy BC=15 cm

b, xét 2 tam giác vuông ABD và HBD có:

            BD cạnh chung

            \(\widehat{ABD}\)=\(\widehat{HBD}\)(gt)

=> \(\Delta ABD=\Delta HBD\)(CH-GN)

c, xét 2 tam giác vuông ADK và HDC có:

              AD=DH(theo câu b)

            \(\widehat{ADK=\widehat{HDC}}\)(vì đối đỉnh)

=> \(\Delta ADK=\Delta HDC\)(cạnh góc vuông-góc nhọn)

=> DK=DC(2 cạnh tương ứng)=> \(\Delta KDC\)cân tại D

A B C D H K 9cm 12cm

Đỗ Thị Dung
3 tháng 5 2019 lúc 12:20

bài 4: a, áp dụng định lí py-ta-go ta có:

                 \(BC^2=AB^2+AC^2\)

=> \(BC^2\)= 9 + 16 =25 cm

=> BC= 5(cm)

vậy BC=5cm

b, xét 2 tam giác vuông ABD và HBD có:

                 BD cạnh chung

                 HB=AB(gt)

=> \(\Delta ABD=\Delta HBD\)(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

c, vì \(\Delta ABD=\Delta HBD\)(câu b) => \(\widehat{BAD}\)=\(\widehat{DHB}\)mà \(\widehat{BAD}\)=90 độ 

=> \(\widehat{DHB}\)=90 độ 

=> DH\(\perp\)BC

d, trong tam giác vuông ADK có: AD<DK(vì cạnh huyền>cạnh góc vuông)

mà AD=DH(theo câu b)

=> DH<DK đpcm

A B C H D K 3cm 4cm

hà chấn kiệt
4 tháng 3 2022 lúc 16:46

hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh


Các câu hỏi tương tự
Phương Uyên Võ Ngọc
Xem chi tiết
Bao Ngoc
Xem chi tiết
Ta thị hải yến
Xem chi tiết
Huỳnh Lê Đăng Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
CHÁU NGOAN BÁC HỒ
Xem chi tiết
Phan Quốc Việt
Xem chi tiết
Phan Quốc Việt
Xem chi tiết
Phan Quốc Việt
Xem chi tiết