Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Phương Thảo

Bài 1 : Cho tam giác ABC có AB = 3cm , AC= 4cm và BC = 5cm.

a) Tam giác ABC là tam giác gì?Vì sao?

b)Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BA=BD.Từ D vẽ Dx vuông góc với BC và cắt AC tại H.Chứng minh BH là tia phân giác góc ABC.

c)Vẽ trung tuyến AM.Chứng minh tam giác AMC cân

Bài 2 : Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH.Biết AH= 4cm,HB= 2cm,HC= 8cm

a) Tính độ dài các cạnh AB,AC

b) Chứng minh góc B > góc C

Bài 3 : Cho góc xOy có Oz là tia phân giác,M là điểm bất kì thuộc tia Oz.Qua M kẻ đường thẳng a vuông góc với Ox tại A cắt Oy tại C và vẽ đường thẳng b vuông góc với Oy tại B cắt tia Ox tại D.

a) Chứng minh tam giác AOM = tam giác BOM từ đó suy ra OM là đường trung trực của đoạn thẳng AB

b) Tam giác DMC là tam giác gì?Vì sao?

c) Chứng minh DM + AM < AC

Bài 4 : Cho tam giác ABC vuông tại C có góc A= 60 độ,phân giác của góc BAC cắt BC tại E.Kẻ EK vuông góc AB tại K (K thuộc A).Kẻ BD vuông góc AE tại D (D thuộc AE).Chứng minh

a) Tam giác ACE = tam giác AKE

b) AE là đường trung trực của đoạn thẳng CK

c) KA = KB

d) EB > EC

Bài 5 : Cho tam giác ABC vuông tại A,đường cao AH.Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD=BA.

a) Chứng minh góc BAD = góc BDA

b) Chứng minh AD là tia phân giác của góc HAC

c) Vẽ DK vuông góc AC.Chứng minh AK = AH

d) Chứng minh AB + AC < BC + AH

Bài 6 : Cho tam giác ABC có AB = 6cm, AC = 8cm, BC= 10cm.Gọi K là trung điểm của đoạn thẳng BC,đường trung trực của đoạn thẳng BC cắt cạnh AC tại M. Gọi D là hình chiếu vuông góc của C trên đường thẳng BM.Chứng minh rằng :

a) Tam giác ABC vuông tại A 

b) AB = DC

c) Ba đường thẳng AB , MK ,CD cùng đi qua một điểm

Bài 7 : Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Trên cạnh huyền BC lấy điểm K sao cho CK = CA.Vẽ CM vuông góc AK tại M.Vẽ AD vuông góc BC tại D.AD cắt CM tại H.Chứng minh: 

a) Tam giác MCK = tam giác MCA 

b) HK // AB

c) HD < HA

Lê Hồ Trọng Tín
29 tháng 4 2019 lúc 19:48

1
B A H C M D

a) Xét \(\Delta\)ABC:AB2+AC2=9+16=25=BC2=>\(\Delta\)ABC vuông tại A

b) Xét \(\Delta\)ABH và\(\Delta\)DBH:

                  BAH=BDH=90

                  BH chung

                  AB=DB

=>\(\Delta\)ABH=\(\Delta\)DBH(cạnh huyền-cạnh góc vuông)=>ABH=DBH=>BH là tia phân giác góc ABC

c) Áp dụng Định lý sau:"trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền"cho tam giác vuông ABC, ta có:AM=1/2BC=CM

Suy ra \(\Delta\)AMC cân tại M

Lê Hồ Trọng Tín
29 tháng 4 2019 lúc 19:56

2.

C B A H

a) Áp dụng Định lý Pythagoras cho tam giác vuông ABH, ta có:

AB2=BH2+AH2=22+42=>AB=\(\sqrt{20}\)cm

Áp dụng Định lý Pythagoras cho tam giác vuông ACH, ta có:

AC2=AH2+CH2=42+82=>AC=\(\sqrt{80}\)cm

b) Xét \(\Delta\)ABC:AB<AC(Suy ra trực tiếp từ kết quả câu a)

Suy ra: B>C (Định lý về cạnh và góc đối diện trong tam giác)

Lê Hồ Trọng Tín
29 tháng 4 2019 lúc 20:13

3.

O D B C M A

a)Xét \(\Delta\)AOM và \(\Delta\)BOM:

                OAM=OBM=90

                AOM=BOM

                OM chung

=>\(\Delta\)AOM=\(\Delta\)BOM(cạnh huyền-góc nhọn)=>AO=BO và AM=BM=>OM là đường trung trực của AB

b)Xét \(\Delta\)AMD và\(\Delta\)BMC:

                 DAM=CBM=90

                  AM=BM(chứng minh trên)

                  AMD=BMC(2 góc đối đỉnh)

=>\(\Delta\)AMD=\(\Delta\)BMC(g-c-g)=>DM=CM=>\(\Delta\)CMD cân tại M

c)Do DM=CM(chứng minh trên)

Nên:DM+AM=MC+AM=AC

Suy ra DM+AM=AC

Lê Hồ Trọng Tín
29 tháng 4 2019 lúc 20:27

4.

C A B K E D

a)Xét \(\Delta\)ACE và\(\Delta\)AKE:

                ACE=CKE=90

                 AE chung

                 CAE=KAE

=>\(\Delta\)ACE=\(\Delta\)AKE(cạnh huyền-góc nhọn)

b)\(\Delta\)ACE=\(\Delta\)AKE(chứng minh trên)=>AC=AK và EC=EK=>AE là đường trung trực của CK

c)Xét \(\Delta\)KEB và \(\Delta\)KEA:

                BKE=AKE=90

                 EK chung

                 EBK=EAK(\(\Delta\)ABC có A=90;A=60=>B=30)

=>\(\Delta\)KEB=\(\Delta\)KEA(g-c-g)=>KA=KB

d)\(\Delta\)KEB=\(\Delta\)KEA(chứng minh trên)=>EB=EA

Xét \(\Delta\)ECA:C=90=>AE>EC(quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác vuông)

Mà EB=EA

Suy ra:EB>EC

Lê Hồ Trọng Tín
29 tháng 4 2019 lúc 20:40

5.

B A C D H K

a)Xét \(\Delta\)ABD:AB=DB=>\(\Delta\)ABD cân tại B=>BAD=BDA

b)Xét \(\Delta\)AHD và \(\Delta\)ACD:

                AHD=AKD=90

                AD chung

                 HDA=KDA(HDA=BAD, BAD và KDA cùng phụ với KAD)

=>\(\Delta\)AHD=\(\Delta\)ACD(cạnh huyền-góc nhọn)=>HAD=KAD=>AD là tia phân giác góc HAC

c)\(\Delta\)AHD=\(\Delta\)ACD(chứng minh trên)=>AK=AH

d)Xét \(\Delta\)AHB:AB<BH+AH(Bất đẳng thức tam giác)

   Xét \(\Delta\)AHC:AC<AH+CH(Bất đẳng thức tam giác)

Suy ra AB+AC<BC+2AH

Lê Hồ Trọng Tín
29 tháng 4 2019 lúc 20:52

6.
K C A B O D M

a)Xét \(\Delta\)ABC:AB2+AC2=62+82=100=BC2

Nên theo Định lý Pythagoras, ta suy ra \(\Delta\)ABC vuông tại A

b)Xét \(\Delta\)MCD và \(\Delta\)MBA:

                CDM=BAM=90

                CM=BM(M nằm trên đường trung trực của BC)

                 CMD=BMA(2 góc đối đỉnh)

=>\(\Delta\)MCD=\(\Delta\)MBA(cạnh huyền-góc nhọn)=>AB=CD

c)Gọi O là giao điểm của CD và AB, ta cần chứng minh OM trùng với MK

 Xét \(\Delta\)BCO: 2 đường cao là BD và CA cắt nhau tại M=>M là trực tâm của OM=>OM \(\perp\)BC

Mà MK\(\perp\)BC

Suy ra OM trùng MK hay 3 đường thẳng AB, MK,CD đồng quy tại O


Các câu hỏi tương tự
Cường Hoàng
Xem chi tiết
Cao Minh Phúc
Xem chi tiết
Hứa Nhật Minh
Xem chi tiết
nhung
Xem chi tiết
Bảo Trân Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết
Phương Uyên Võ Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Đắc Phú
Xem chi tiết
Võ Hùng Nam
Xem chi tiết
kz1103
Xem chi tiết