bài 1: Cho phương trình sau:
Zn + HCl ZnCl 2 + H 2
Biết rằng sau phản ứng thu được 0,3 mol khí hiđro, hãy tính:
a) Khối lượng kẽm đã phản ứng.
b) Khối lượng axit clohđric đã phản ứng.
c) Khối lượng kẽm clorua tạo thành.
Bài 2: Cho phương trình sau:
P + O 2 P 2 O 5
a) Tính khối lượng P 2 O 5 tạo thành khi đốt 2 mol P.
b) Tính khối lượng P 2 O 5 tạo thành khi đốt 155g P.
c) Tính khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng để tạo 28,4g P 2 O 5 .
Bài 3: Một loại quặng chứa 90% oxit Fe 2 O 3 (10% là tạp chất không phải
sắt) Hãy tính:
a) Khối lượng sắt trong 1 tấn quặng.
b) Khối lượng quặng cần để lấy 1 tấn sắt.
8
Bài 4: Một loại oxit có khối lượng là 160 g/mol trong đó kim loại chiếm
70%. Hãy xác định CTHH của oxit.
Bài 5: Cho 50g dung dịch natri hiđroxit (NaOH) tác dụng với 36,5g axit
clohđric (HCl) tạo thành natri clorua (NaCl) và nước. Tính khối lượng
NaCl tạo thành.
Bài 6: Đốt cháy 6,2g photpho trong bình chứa 6,72 lít oxi (đktc). Hãy
cho biết sau khi cháy:
a) Chất nào dư ? Dư bao nhiêu ?
b) Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu ?
Bài 7: Có thể điều chế bao nhiêu kilôgam nhôm từ 1 tấn quặng booxxit
có chứa 95% nhôm oxit, biết hiệu suất phản ứng là 98%.
Bài 6:
\(a.n_P=\dfrac{6,2}{31}=0,2\left(mol\right)\\ n_{O_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\\ PTHH:4P+5O_2\underrightarrow{to}2P_2O_5\\ Vì:\dfrac{0,2}{4}< \dfrac{0,3}{5}\\ \rightarrow O_2dư\\ \rightarrow n_{O_2\left(Dư\right)}=0,3-\dfrac{5}{4}.0,2=0,05\left(mol\right)\\ m_{O_2\left(Dư\right)}=0,05.32=1,6\left(g\right)\\ b.n_{P_2O_5}=\dfrac{2}{4}.0,2=0,1\left(mol\right)\\ m_{P_2O_5}=0,1.142=14,2\left(g\right)\)
Bài 7 :
1 tấn = 1000 kg
$m_{Al_2O_3} = 1000.95\% = 950(kg)$
$m_{Al_2O_3\ pư} = 950.98\% = 931(kg)$
$n_{Al_2O_3} =\dfrac{931}{102] = 9,127(kmol)$
$n_{Al} = 2n_{Al_2O_3} = 9,127.2 = 18,254(kmol)$
$m_{Al} = 18,254.27 = 492,858(kg)$
Bài 1 :
Pt : Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2\(|\)
1 2 1 1
0,3 0,6 0,3 0,3
a) Số mol của kẽm
nZn = \(\dfrac{0,3.1}{1}=0,3\left(mol\right)\)
Khối lượng của kẽm
mZn = nZn . MZn
= 0,3 . 65
= 19,5 (g)
b) Số mol của axit clohidric
nHCl = \(\dfrac{0,3.2}{1}=0,6\left(mol\right)\)
Khối lượng của axit clohidric
mHCl= nHCl . MHCl
= 0,6 . 36,5
= 21,9 (g)
c) Số mol của kẽm clorua
nZnCl2 = \(\dfrac{0,3.1}{1}=0,3\left(mol\right)\)
Khối lượng của kẽm clorua
mZnCl2= nZnCl2 . MZnCl2
= 0,3 . 136
= 40,8 (g)
Chúc bạn học tốt
Bài 5 :
Số mol của dung dịch natri hidroxit
nNaOH = \(\dfrac{m_{NaOH}}{M_{NaOH}}=\dfrac{50}{40}=1,25\left(mol\right)\)
Số mol của dung dịch axit clohidric
nHCl = \(\dfrac{m_{HCl}}{M_{HCl}}=\dfrac{36,5}{36,5}=1\left(mol\right)\)
Pt : NaOH + HCl → NaCl + H2O\(|\)
1 1 1 1
1,25 1 1
Lập tỉ số so sánh : \(\dfrac{1,25}{1}>\dfrac{1}{1}\)
⇒ NaOH dư , HCl phản ứng hết
⇒ Tính toán dựa vào số mol của HCl
Số mol của natri clorua
nNaCl = \(\dfrac{1.1}{1}=1\left(mol\right)\)
Khối lượng của natri clorua
mNaCl= nNaCl . MNaCl
= 1. 58,5
= 58,5 (g)
Chúc bạn học tốt