Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Linh

Bài 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đc xác định trong đoạn văn sau:

Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Bài 2: Viết đoạn văn ngắn, nói lên suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong truyện ''Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh.

Bài 3: Xác định lỗi và nêu cách sửa các câu sau:

a) Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.

b) Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới.

c) Cây cầu đưa những chiếc xe tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.

Bài 4: Ngày Tết cổ truyền thường là dịp sum họp đầm ấm của mỗi gia đình. Hãy viết một bài văn tả lại không khí đêm giao thừa của quê hương em.

Mọi ngừi làm bài nào nhớ ghi rõ cho mk nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Nguyễn Ngọc Linh
10 tháng 2 2018 lúc 17:50

Nhanh lên nha, sau Tết mk phải nộp gòi!

hahahahahahahaha

๖ۣۜ ghét๖ۣۜ
10 tháng 2 2018 lúc 20:01

đăng ít bài thôi, cứ đăng nhiều thì ít người giúp lắm

Lộ Mạn Mạn
10 tháng 2 2018 lúc 21:09

Câu 2:

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Lộ Mạn Mạn
10 tháng 2 2018 lúc 21:09

Câu 4:

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …

Tết sum họp gia đình

Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ... sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Nguyễn Ngọc Linh
22 tháng 2 2018 lúc 12:32

Tiết 73: Rút gọn phân số

1) Cách rút gọn phân số

- Muốn rút gọn một phân số, ta chia cả tử và mẫu của phân số cho 1 ƯC khác 1 và (-1) của chúng.

?1

a)-5/10 = (-5):5 = -1/2 ; b)18/-33 = 18:3/(-33):3 = 6/-11

c)19/57 = 19:19/57:19 = 1/3 ; d)-36/-12 = (-36):(-12)/(-12):(-12)

2) Thế nào là phân số tối giản

- Phân số tối giản (phân số ko rút gọn được nữa) là phân số mà tử và mẫu chỉ có ƯC là 1 và (-1).

- Muốn rút gọn một phân số thành phân số tối giản, ta chia cả tử và mẫu của phân số đó cho ƯCLN của chúng.

?2

Các phân số tối giản là:

-1/4; 9/16

* Chú ý:

- Phân số a/b tối giản <=> |a| và |b| là hai số nguyên tố cùng nhau (có ƯCLN =1)

- Khi rút gọn 1 phân số, ta rút gọn phân số đó đến tối giản.

Bài 15:

a)22/55 = 22:11/55:11 = 2/5 ;b)-63/81 = (-63):9/81:9 = 7/9

c)20/-140 = 20:(-20)/(-140):(-20) = (-1)/7 ;d)-25/-75 = (-25):(-25)/(-75):(-75)=1/3

Bài 16:

- Số răng cửa chiếm số phần của tổng số răng là:

8/32 = 8:8/32:8 = 1/4

- Số răng nanh chiếm số phần của tổng số răng là:

4/32 = 4:4/32:4 = 1/8

- Số răng cối nhỏ chiếm số phần của tổng số răng là:

8/32 = 8:8/32:8 = 1/4

- Số răng cửa chiếm số phần của tổng số răng là:

12/32 = 12:4/32:4 = 3/8

Bài 17:

a) 3.5/8.24 = 3.5/8.8.3 = 5/64

b) 2.14/7.8 = 2.2.7/7.2.2.2 = 1/2

c) 3.7.11/22.9 = 7.7.11/11.2.3.3 = 7/6

d) 8.5-8.2/16 = 8.5-8.2/8.2 = 8.(5-2)/8.2 = 8.3/8.2 = 3/2

BTVN: 17e-27SGK

Nguyễn Ngọc Linh
22 tháng 2 2018 lúc 12:34

phân kia chỉ là mình gửi cho một con bạn để chép thôi ko phải trả lời đâu nhé

ok


Các câu hỏi tương tự
iAMDUCK
Xem chi tiết
Minh Đạt Trần
Xem chi tiết
Duck 0110
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hải
Xem chi tiết
Đặng Vương Thiên Kim
Xem chi tiết
ngo phuong thao
Xem chi tiết
Fiona Sweety
Xem chi tiết
Vũ Thị Thanh Thủy
Xem chi tiết
Hang Lang
Xem chi tiết