"Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư khi ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tình nết như mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ."
Em hãy nêu ngắn gọn cảm nhận của em về hình ảnh Dượng Hương Thư trong đoạn văn trên bằng một vài câu văn.
Trong văn bản “Vượt thác” có đoạn trích:
“… Những động tác thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm rặng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ…” 1.Đoạn trích trên miêu tả cảnh gì? Dượng Hương Thư hiện lên như thế nào qua đoạn trích?
2.Viết đoạn văn từ 5-7 câu phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh dượng Hương Thư trong đoạn trích trên.
Bài 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đc xác định trong đoạn văn sau:
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Bài 2: Viết đoạn văn ngắn, nói lên suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong truyện ''Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh.
Bài 3: Xác định lỗi và nêu cách sửa các câu sau:
a) Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
b) Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới.
c) Cây cầu đưa những chiếc xe tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
Bài 4: Ngày Tết cổ truyền thường là dịp sum họp đầm ấm của mỗi gia đình. Hãy viết một bài văn tả lại không khí đêm giao thừa của quê hương em.
Mọi ngừi làm bài nào nhớ ghi rõ cho mk nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
1. Hãy chỉ ra phép tu từ so sánh trong đoạn văn sau:
"Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt...lòa nhòa ẩn hiện trong sương mú và khói sóng ban mai"
2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu tuef so sánh trong câu văn sau:
"Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc...oai linh hùng vĩ"
3. Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "anh trai tôi" của em gái:
"Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng...xấu hổ"
Viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản vượt thác của nhà văn Võ Quảng
Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:
c. BỐ (MẸ) ĐANG LAO ĐỘNG RẤT VẤT VẢ
Cháng thừa hưởng được sức vóc của người cha dòng họ Hạng, một dòng họ Mèo đã tới định cư ở chân núi Tơ Bo hai trăm năm nay…… Nhìn thân hình cân đối của anh, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:
– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá! Đẹp quá!
A Cháng người đẹp thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.
Anh đến chuồng trâu dứt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mèo to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen vòng như hình cái cung ôm lấy bộ ngực nở trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng” và bây giờ chỉ còn chằm chằm vào công việc. Con trâu đã khoẻ lại ngoan, không vơ vặt, cứ gầm mặt xuống cắm cúi đi, đuôi ngoáy tít dáng vui vẻ. Còn Ai Cháng thì không phải là đi theo nó. Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được xá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoài dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp. Những mảnh ruộng bậc thang ôm lấy mỏm núi, gối lên nhau từng nấc, từng nấc cao. Cỏ cau đế nở hoa xanh nhạt, xốp như bông, như mây, nổi bồng bềnh viền mảnh ruộng như quâng quanh mặt trăng, trăng đang lên, từ thấp lên cao.
Càng lên cao, mặt ruộng càng nhỏ, xá cày càng ngắn. Con trâu đi chưa thoả sức đã phải dừng lại. A Cháng nhô hẳn người nhấc bổng cái cày rồi xoay người theo một đường tròn nhỏ, đoạn nhẹ nhàng cắm mũi cày xuống đất. Lớp đất ngủ cả một vụ rét nở xoe xoe như xé vải. Mặt ruộng nở bằng những luống đất nâu tươi. Những khóm ngải rừng lá như lá cải cúc tía, mặt dưới ngầu phấn trắng, nghiêng ngả trên đường cày. Hương ngải rừng ngào ngạt say say. Buổi sáng tháng tư núi giấu mình sau làn sương bụi lăn tăn. Rồi vầng mặt trời đã nấp sẵn ở đâu đây bỗng hiện ra, nhỏ xíu, chói loà. Sa mu đâm lớp chồi non màu nõn chuối bỗng sáng cả khoảng không gian quanh ruộng. Bóng A Cháng đi cày hiện lên. Giờ đây anh đã cởi trần. Áo xao khoả, áo cánh phủ trên cành mua như con bướm ngủ. Tấm lưng trần của A Cháng đỏ hừng như đồng nấu chảy. Cái quần rộng của A Cháng đã sắn cao tới bắp vế. Bắp chân dưới gân nỗi chằng chằng. Nhưng cái sức A Cháng vẫn tràn trề. Đất nổ bùng bục. Người và trâu vẫn hăm hở, hùng hục. Hương ngải rừng trong nắng càng ngào ngạt, nồng nàn…
viết đoạn văn (5-6 câu) giới thiệu nhân vật (Dế Mèn;Kiều Phương;Dượng Hương Thư;Lượm)có sử dụng ít nhất 1 câu trần thuật đơn có từ là
Câu 1; Trong đoạn trích Dế Mèn phiêu lưu kí ai là người kể chuyện, kể theo ngôi thứ mấy, tại sao tác giả lại lựa chọn ngôi kể ấy.
Câu 2; Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ra sao, tại sao Dế Mèn lại đối xử với Choắt như thế.
Câu 3; Qua văn bản Bài học dường đời đầu tiên thì trước khi chết Dế Choắt đã khuyên nhủ Dế Mèn diều gì, từ đó rút ra bài học gì cho bản thân.
Câu 4; Học xong văn bản Bức tranh của em gái tôi, em hiểu gì về nhân vật ngươi anh trong truyện. Từ đó rút ra được bài học gì cho bản thân.
Câu 5; Qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ giúp em hiểu thêm điều gì về Bác.
Câu 6; Hình ảnh dượng Hương Thư lúc vượt thác được tác giả miêu tả như thế nào.
Câu 7; Em hãy chỉ ra đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai câu thơ sau
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.