Bài 1: 1 vật có m=200g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa có phương trình x1=4cos10t(cm) và x2=6cos(10t). Tính lực tác dụng cực đại gây ra cho dao động tổng hợp của vật
Bài: 1 vật có m=100g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần sói f=10Hz , biên độ A1=8cm,phi1= pi/3 ; A2=8cm, phi2= -pi/3 . Biểu thức thế năng của vật theo thời gian là
A. Wt=1,28sin^2(20pi×t)(J)
B. Wt=2,56sin^2(20pi×t) (J)
C. Wt=1,28cos^2(20pi×t)(J)
D. Wt=1280sin^2(20pi×t)(J)
Bài 3: 2 dao động điều hòa cùng phương,tần số có phương trình x1=A1cos(wt - pi/6)cm và x2=A2cos(wt - pi)cm dao động tổng hợp có phương trình x=9cos(wt + phi)cm. Để biên độ A2 có giá trị cực đại thì A1 có giá trị bằng bao nhiêu?
Bài4 : 1 vật thực hiện đồng thời 2dao động điều hòa cùng phương có phương trình dao động lần lượt x1=Acos(wt + phi1), x2=Acos(wt + phi2). Phương trình dao động tổng hợp x=Acăn3sin(wt + phi). Tính độ lệch pha của 2 dao động thành phần
* giải chi tiết hộ mình với. Mình cảm ơn
Vật có m=200g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa có phương trình x1=4cos10t(cm) và x2=6cos(10t). Tính lực tác dụng cực đại gây ra cho dao động tổng hợp của vật.
Lời giải:
Dao động tổng hợp: x = x1 + x2 = 10 cos(10t) (cm)
Lực tác dụng gây dao động cho vật: \(F=-k.x=-m\omega^2.x\)
\(\Rightarrow F_{max}=m.\omega^2.A=0,2.10^2.0,1=2(N)\)
1 vật có m=100g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần sói f=10Hz , biên độ A1=8cm,phi1= pi/3 ; A2=8cm, phi2= -pi/3 . Biểu thức thế năng của vật theo thời gian là
A. Wt=1,28sin^2(20pi×t)(J)
B. Wt=2,56sin^2(20pi×t) (J)
C. Wt=1,28cos^2(20pi×t)(J)
D. Wt=1280sin^2(20pi×t)(J)
Lời giải:
\(\omega =2\pi.f = 20\pi (rad/s)\)
\(x_1=8\cos(20\pi t + \dfrac{\pi}{3})\)
\(x_2=8\cos(20\pi t - \dfrac{\pi}{3})\)
Suy ra dao động tổng hợp là: \(x=8\cos(20\pi t)(cm)\)
Thế năng: \(W_t=\dfrac{1}{2}k.x^2=\dfrac{1}{2}m\omega^2.x^2\)
\(\Rightarrow W_t=\dfrac{1}{2}.0,1.(20\pi)^2.0,08^2.\cos^2(20\pi t)\)
\(=1,28\cos^2(20\pi t)\)(J)
Chọn C.
Bài 3: Câu hỏi của Nguyễn Thị Trúc Đào - Vật lý lớp 12 | Học trực tuyến
Bài 4:
Áp dụng: \(A^2=A_1^2+A_2^2+2A_1A_2\cos\varphi\)
\(\Rightarrow (A\sqrt 3)^2=A^2+A^2+2A^2\cos\varphi\)
\(\Rightarrow \varphi = \dfrac{\pi}{3}\)