B rất lười học và thường gian lận trong giờ kiểm tra. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn?
A. Đánh cho bạn B một trận
B. Quay clip việc làm của B
C. Nói chuyện của B cho các bạn khác
D. Khuyên nhủ và giúp đỡ B trong học tập
Thấy N chép bài kiểm tra của bạn, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hớp với chuẩn mực đạo đức?
A. Im lặng để bạn chép bài
B. Báo giáo viên bộ môn
C. Nhắc nhở bạn không nên chép bài người khác
D. Viết lên mạng xã hội phê phán hành vi của bạn
B thường hay tung tin, nói xấu bạn bè trên Facebook là hành vi trái với chuẩn mực về
A. Đạo đức
B. Văn hóa
C. Truyền thống
D. Tín ngưỡng
Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này em có thể rút ra được những điều gì?
Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội thì cá nhân cảm thấy
A. hài lòng
B. khó chịu
C. bất mãn
D. gượng ép
Anh C đánh đập, ngược đãi mẹ vì bà đã già và không tự kiếm tiền để nuôi bản thân. Hành vi của anh C không phù hợp với chuẩn mực đạo đức
A. Gia đình
B. Tập thể
C. Cơ quan
D. Trường học
Khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy
A. Cắn rứt lương tâm
B. Vui vẻ
C. Thoải mái
D. Lo lắng
B thường hay tung tin nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Không phải việc của mình nên lờ đi
B. Rủ các bạn khác nói xấu lại B trên Facebook.
C. Lôi kéo các bạn bị nói xấu đánh B
D. Báo cho cô giáo chủ nhiệm biết để giải quyết.
Anh K có quan hệ ngoài hôn nhân với chị V. Điều này là vi phạm các chuẩn mực đạo đức về
A. Gia đình
B. Tập thể
C. Cơ quan
D. Trường học