K rủ H sang nhà hang xóm lấy trộm xoài, khi tới cổng thì nhìn thấy một tên trộm đang bẻ khóa lấy đồ nhà hàng xóm, K đã rút điện thoại ra chụp ảnh rồi đăng lên Facebook của mình và cò những lời bình luận về tên trộm. Trong trường họp này những aỉ đã vi phạm pháp luật ?
A. K và H
B. K, H và tên trộm
C. Tên trộm.
D. K và tên trộm
Ông A làm vườn và treo áo ở đầu hồi nhà. Làm xong, ông lục túi thỉ thấy mất 200.000 đồng. Nghi ngay cho V là đứa trẻ hàng xóm lấy trộm. Ông A xông vào nhà V bắt trói tay V kéo về nhà mình để tra hỏi, bắt ép V tự nhận đã lẩy tiền của mình mời thả trói. Hành vi của ông A không vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Bảo hộ tính mạng.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. bảo hộ nhân phẩm, dạnh dự.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
Gia đình chị B nhận trông trẻ tư thục tại nhà. Nhiều lần anh T hàng xóm phát hiện gia đình chị B đã đánh đập, ngược đãi các em bé. Để phát giác hành vi của gia đình chị B, anh T nên chọn cách nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Viết đơn tố cáo gia đình chị B kinh doanh trái phép nhưng không ghi tên mình.
B. Trực tiếp trình báo với chính quyền địa phương và yêu cầu giữ bí mật tên.
C. Nhờ người khác viết đơn tố cáo hộ và không ghi tên người tố cáo.
D. Viết đơn tố cáo theo quy định của pháp luật và yêu cầu được giữ bí mật về tên người tố cáo.
Do nghi nghờ chị Nguyễn Thị N đã nói xấu mình với bà Phạm Thị C nên Đặng Thị A có ý định trả thù chị N. Khoảng 7h sáng ngày 15/11/2012, thấy chị N đi chợ qua nhà A, A cùng con gái là Đoàn Thị H chạy đuổi theo đến chợ. Khi chị N đang lom khom mua cá thì A đi đến dùng tay kẹp cổ chị N và kêu H (con gái) vào hỗ trợ. Lúc này, Đoàn Thị L (là con gái A) đi qua thấy vậy cũng vào giúp sức giữ chân tay và đè chị N để A xé, lột quần áo chị N. Chị N bị lột hết quần áo liền vùng dậy, chạy vào cửa hàng quần áo ở gần đấy và được chủ cửa hàng cho mượn quần áo để mặc. Do mọi người can ngăn nên mẹ con A đã ra về. Trong tình huống này , những ai vi phạm pháp luật ?
A. Chị N và bà C.
B. Chị N , bà C, chị A
C. Chị A, chị H, chị L.
D. Chị N, chị A, chị H, chị L.
Anh B vì ghen ghét N nên tung tin là anh N hay trộm vặt đồ hàng xóm. Nếu là N, em chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với pháp luật?
A. Khuyên B xin lỗi mình nếu không sẽ báo công an
B. Im lặng vì không cần thanh minh với những người như thế
C. Gặp và khuyên B không nên nói nói xấu người khác vì đó là hành vi trái luật
D. Rủ bạn tìm gặp kể tội và đánh B cho hả giận
Nếu tình cờ phát hiện kẻ trộm vào nhà hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây mà em cho là phù hợp nhất?
A. Lờ đi, coi như không biết để tránh rắc rối cho mình.
B. Bí mật theo dõi và khi thấy quả tang thì sẽ hô to lên.
C. Báo ngay cho bố mẹ, người lớn hoặc những người có trách nhiệm.
D. Tìm cách vào nhà để ngăn cản tên trộm.
Bức tường nhà chị H bị hỏng nặng do anh Đ (hàng xóm) xây nhà mới. Sau khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh Đ đã cho xây mới lại bức tường nhà chị H. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.
B. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.
Do nhà quá nghèo, bố lại bệnh nặng, B đã lấy trộm xe máy của gia đình hàng xóm bán lấy tiền đưa bố đi chữa trị. Trong trường hợp này, hành động của B đã
A. Vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm đạo đức
B. Vi phạm pháp luật nhưng có thể được thông cảm và tha thứ
C. Cho thấy pháp luật và đạo đức mâu thuẫn nhau
D. Vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật
Anh B mất trộm gà. Do nghi ngờ A là thủ phạm nên B đòi vào nhà A để khám. Nếu là A, em ứng xử như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật?
A. Cho B vào nhà mình khám để chứng minh sự trong sạch
B. Không cho vào nhà khám
C. Thách đố B xông vào nhà mình để khám
D. Gọi điện cho gia đình hỏi ý kiến