Đáp án D
+ Năng lượng của ánh sáng kích thích phải lớn hơn năng lượng ánh sáng phát quang nên λ k t < λ p q
® Bước sóng ở câu D không đảm bảo điều kiện
Đáp án D
+ Năng lượng của ánh sáng kích thích phải lớn hơn năng lượng ánh sáng phát quang nên λ k t < λ p q
® Bước sóng ở câu D không đảm bảo điều kiện
Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 0,50 μ m. Hỏi nếu chiế vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang ?
A. 0,30 μ m. B. 0,40 μ m. C. 0,50 μ m. D. 0,60 μ m.
Hãy chọn phát biểu đúng.
Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào một tấm kẽm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng
A. 0,1 μ m. B. 0,2 μ m. C. 0,3 μ m. D. 0,4 μ m.
Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số 6. 10 14 Hz. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang ?
A. 0,55 μ m. B. 45 μ m. C. 38 μ m. D. 40 μ m.
Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,30 μ m vào một chất thì thấy chất đó phát ra ánh sáng có bước sóng 0,50 μ m. Cho rằng công suất của chùraị sáng phát quang chỉ bằng 0,01 công suất của chùm sáng kích thích. Hãy tính xem một phôtôn ánh sáng phát quang ứng với bao nhiêu phôtôn ánh sáng kích thích.
Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,2 μ m thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,5 μ m. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 40% công suất của chùm sáng kích thích. Tính xem cần có bao nhiêu phôtôn ánh sáng kích thích để tạo ra được một phôtôn ánh sáng phát quang ?
Một kim loại có công thoát là 7,2. 10 - 19 J. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ 1 = 0,18 μ m; λ 2 = 0,21 μ m, λ 3 = 0,32 μ m và λ 4 = 0,35 μ m. Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại màu có bước sóng là
A. λ 1 , λ 2 và λ 3 . B. λ 1 và λ 2 .
C. λ 2 , λ 3 và λ 4 . D. λ 3 và λ 4 .
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, tại vị trí cách vân trung tâm 3 mm, có vân sáng của hai bức xạ với bước sóng
A. 0,48 μ m và 0.56 μ m. B. 0,40 μ m và 0,60 μ m.
C. 0,45 μ m và 0,60 μ m. D. 0,40 μ m và 0,64 μ m.
Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 μ m thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 μ m. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20 % công suất của chùm sáng kích thích. Tính tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng kích thích và số phôtôn ánh sáng phát quang trong cùng một khoảng thời gian.
Quang phổ hấp thụ của một chất lỏng có dạng một dải tối kéo dài từ vùng bước sóng 0,47 μ m đến vùng bước sóng 1,23 μ m trên nền của một quang phổ liên tục. Nếu chiếu một chùm tia sáng mặt trời qua một bình đựng chất lỏng này thì sẽ có những loại tia nào sẽ đi qua được bình ?
Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64. 10 - 19 J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ 1 = 0,18 μ m; λ 2 = 0,21 μ m và λ 3 = 0,35 μ m. Lấy h = 6,625. 10 - 34 J.s, c = 3. 10 8 m/s.
Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó ?
A. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ nói trên.
B. Cả ba bức xạ ( λ 1 , λ 2 và λ 3 ).
C. Hai bức xạ λ 1 và λ 2 .
D. Chỉ có bức xạ λ 1 .