Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau?
a. Cô chủ
b. Cô chủ nhỏ
c. Cô chủ nhỏ lúc nào
d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi
Câu: ''Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy , dập ghim đầy vào người" thuộc kiểu câu nào ?
A.Câu cầu khiến B.Câu kể Ai là gì
C.Câu kể Ai làm gì D.Câu kể ai thế nào
giúp mình với
Tìm các từ láy có trong đoạn sau?
Trong trường còn một cô giáo nữa tôi rất quí mến là cô giáo lớp 1. Cô sắc mặt hồng hào, má lúm đồng tiền, đầu đội mũ gài lông đỏ. Cô tính tình hoà nhã, trên môi lúc nào cũng nở một nụ cười, dạy học rất vui. Cô luôn luôn gõ thước xuống bàn hoặc vỗ tay cho học trò ngồi im. Lúc học trò ra, cô thường theo sau để giữa cho chúng đi thẳng hàng, bẻ cổ áo cho em này, gài khuy áo cho em khác, theo ra tận đầu phố cho chúng khỏi đánh nhau, ngọt ngào nói với cha mẹ chúng về nhà đừng đánh phạt chúng. Em nào ho thì phát kẹo thuốc, em nào rét thì cho mượn bao tay. Lúc nào, cô cũng bị học trò vây đón tíu tít, kẻ kéo khăn quàng. Người lôi cổ áo...
Các từ láy là: |
NHỮNG ĐỨA CON CỦA VÊ-RÔ-NI-CA Cô Ma-ga-rét Mắc-nây là cô giáo chủ nhiệm năm học lớp ba của tôi. Ngày đầu tiên đến lớp, cô đã làm cho chúng tôi bất ngờ vì phương pháp giảng dạy mới lạ. Cô mang theo một chậu cây sen đá mà sau này chúng tôi đặt tên là Vê-rô-ni-ca. Đây là một loài cây có thể sinh ra nhiều cây con từ một thân cây mẹ. Cô giao ước với chúng tôi, sau khi tổng kết điểm các môn học vào thứ sáu hàng tuần, bạn nào đạt điểm cao nhất sẽ được nhận một “đứa con” của Vê-rô-ni-ca. Tất cả chúng tôi đều háo hức và cố gắng học thật tốt để nhận được một chậu cây con. Mãi đến gần giữa học kì hai, tôi mới nhận được phần thưởng này. Tôi mang thân cây nhỏ xíu ấy về nhà và vô cùng tự hào vì mình là học sinh nam đầu tiên trong lớp nhận được cây sen đá này. Đến cuối năm học, hầu như tất cả học sinh trong lớp đều nhận được một “đứa con” của Vê-rô-ni-ca. Ngay cả Biu Ắc-cơ, một học sinh chậm phát triển trí tuệ, cũng đã cố gắng để nhận được phần thưởng này. Năm tháng trôi qua, cây sen con của tôi cũng đã lớn lên, cũng sinh rất nhiều cây con như cây mẹ Vê-rô-ni-ca. Tôi chiết chúng ra, trồng vào nhiều chậu khác, rồi treo lên. Mỗi khi đồng nghiệp của bố mẹ tôi đến thăm nhà họ lại hỏi mua những chậu cây ấy. Với số tiền kiếm thêm, tôi mua thêm nhiều chậu và cuối cùng, tôi đã bắt đầu chuyển sang công việc kinh doanh cây kiểng. Hôm họp lớp, mọi người cùng im lặng hồi tưởng đến những kỉ niệm về cô Mắc-nây, về lớp ba ngày xưa, về những “đứa con” của Vê-rô-ni-ca. Và chúng tôi đã vô cùng xúc động khi nghe Biu Ắc-cơ nói: - Trước đây, mọi người đều cho rằng tôi không thể học được vì trí óc tôi chậm phát triển. Thế nhưng, chính cô Mắc-nây là người đã thay đổi cuộc đời tôi. Mọi người biết không, khi tôi đem “đứa con” của Vê-rô-ni-ca về nhà, bố mẹ tôi đã xúc động đến rơi nước mắt. Đến bây giờ, tôi vẫn còn giữ lại các con của Vê-rô-ni-ca. Tôi luôn luôn muốn nói: “Cảm ơn cô – cô Mắc-nây kính yêu của con!” Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
MỞ CÁNH CỬA NIỀM VUI
Bà nội xin hàng xóm một chú chó con rất đáng yêu. Chú chó con hoạt bát vẫy duôi rối rít trước mặt cô bé, tỏ ra rất vui mừng. Cô bé cũng rất quý chú chó, ngày nào cũng chơi dùa cùng nó và cười thích thú. Bỗng một ngày, chủ chó bị bệnh chết. Cô bé nằm bò trên bậu cửa sổ, nước mắt giàn giụa khi nhìn thấy bà chôn chủ chó nhỏ. Bà nội vô tình quay đầu lại, nhìn thấy nưrớc mắt của cô cháu gái, cảm thấy nao lòng, vội chạy vào nhà, ôm cô bé dến trước bậu cửa sổ khác - cửa sổ này đối diện với vườn trồng hoa hồng. Những bông hồng đủ màu sắc dang nở rực rỡ, mùi hương thơm nồng của hoa bay ngào ngạt. Vườn hồng còn có các chú bướm bay dập dờn. Cô bé ngẩn người ngắm nhìn, quên đi chuyện chú chó bị chết, nghĩ đến cảnh mình sainh đuổi bắt bướm trong vườn hoa và ngã nhào vào những khóm hoa. Nghĩ đến đó, cô bé bỗng nhiên mim cười, mọi buồn bã vừa nãy tan biến như bong bóng xà phòng. Bà nội nhẹ nhàng quay mặt cô bé lại, âu yếm nói: "Cháu gái, cháu có thể làm người vui vẻ, chỉ cần cháu mở đúng cánh cửa mà thôi."
Câu hỏi: Em học được điều gì ở cô bé?
Ghi lại chủ ngữ và vị ngữ câu sau:
Mẹ tôi và cô Hòa đều là giáo viên dạy văn.
Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ a) Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh b) cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét. c) Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống. d)Học quả là khoá khăn vất vả e) Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là khi chợ náo nhiệt nhất. f)Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độ, tiếng chân người chạy lép nhép g)Dưới làm mưa đạn, thấp thoáng bóng dáng cậu bé h)Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ i)Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
“Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.
Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.
Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?
Câu hỏi: Em học được điều gì qua câu chuyện "Đôi tai tâm hồn"
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
“Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.
Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.
Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?
(Hoàng Phương)
đóng vai cô gái,em hãy viết ( khoảng 2 đến 3 câu) những suy nghĩ của mình với ông cụ khi đã trở thành cai sĩ nổi tiếng.