Tìm những câu nghi vấn trong những câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn:
a. Tôi hỏi cho có chuyện:
Thế nó cho bắt à?
b. Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
c. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
d. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Xét những câu sau và trả lời câu hỏi.
a) Nam đi Huế.
b) Nam không đi Huế.
c) Nam chưa đi Huế.
d) Nam chẳng đi Huế.
- Các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)?
- Những câu này có gì khác với câu (a) về chức năng?
Bài tập 3: Tìm các câu cảm thán trong VD sau và cho biết chúng dùng với chức năng gì?
a. Ha ha! Một lưỡi gươm!
b. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.
c. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc
thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
Tội nghiệp thầy!
cho các câu sau:
a, Tôi mời lão hút trước. (nhưng lão không nghe...)
b, Để cảnh cáo tôi, bố đã viết thư này.
Hãy cho biết:
1. Câu a thực hiện hành động "mời", câu b thực hiện hành động "cảnh báo" có đúng không? Tại sao?
2. Hành động của mỗi câu.
Đọc đoạn văn :’Nay các ngươi nhìn chủ nhục ... muốn vui vẻ phỏng có được không ? a) Nêu nghệ thuật trong đoạn trích b) Nêu nội dung đoạn trích
Tân là học sinh lớp 8, thấy mình đã lớn, Tân đi chơi qua đêm mà không báo với cha mẹ.
a. Em có đồng ý với việc làm của Tân không? Vì sao?
b. Nếu em là Tân, em sẽ làm gì?
Thêm dấu câu và gọi tên các câu sau: a) Tôi có thể hát được không b) Anh hãy hát đi c) Ôi, lại hát d) Lại hát nữa à
qua tập nhật kí trong tù có thể thấy hầu như không lúc nào con người ấy không đau đáu nỗi niềm đất nước
a) cách đặt câu phủ định tên có gì đặc biệt? nhằm miêu tả điều gì?
b)biến đổi câu phủ định trên thành câu khẳng định mà vẫn giữ nguyên nghĩa người viết
Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu:
a) Anh có khoẻ không?
b) Anh đã khoẻ chưa?
Xác định câu trả lời thích hợp đối với tùng câu. Đặt một số cặp câu khác và phân tích để chứng tỏ sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình có … không với câu nghi vấn theo mô hình đã … chưa.
Trong những cách hỏi sau, em nên dùng cách nào để hỏi người lớn?
a. Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
b. Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.
c. Bưu điện ở đâu, hả bác?
d. Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!
e. Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
A. a-b-c
B. a-b-e
C. b-c-d
D. b-c-e