A và B là hai nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một chu kì ( Z A < Z B ). Tổng số proton trong hạt nhân hai nguyên tử A và B bằng 49. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm IB.
B. chu kì 4, nhóm IIA.
C.chu kì 4, nhóm VIB.
D. chu kì 3, nhóm IIB.
A, B là hai nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết Z A + Z B = 32 . Số proton trong A, B lần lượt là
A. 7, 25
B. 12, 20
C. 15, 17
D. 8, 14
A, B là hai nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết ZA+ ZB = 32. Số proton trong A, B lần lượt là
A. 7, 25
B. 12, 20
C. 15, 17
D. 8, 14
Nguyên tố A và B thuộc hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử A và B là 23. Biết rằng A và B ở hai nhóm A liên tiếp và dạng đơn chất của chúng rất dễ tác dụng với nhau tạo thành hợp chất X. biết rằng Z A < Z B . Kết luận nào sau đây là sai?
A. A và B đều là các phi kim
B. Độ âm điện của A lớn hơn B
C. Trong hợp chất của A với hiđro, tỉ lệ phần trăm về khối lượng của A là 88,9%
D. Hợp chất của B với oxi, trong đó B có hóa trị cao nhất, có công thức hóa học B 2 O 3
Trong ion Y2- có bốn hạt nhân thuộc hai nguyên tố A, B ( ZA < ZB) trong cùng một chu kì và đứng cách nhau một ô trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số electron trong Y 2- là 32. Nhận định nào sau đây đúng
A. Công thức của Y2- là SO32-
B. A có 6 electron hóa trị
C. B có 6 proton
D. B thuộc chu kì 2
A, B, C là ba kim loại kế tiếp nhau trong cùng một chu kì ( ZA < ZB < ZC) có tổng số khối trong các nguyên tử chúng là 74. Nhận định nào sau đây đúng
A. A có 7 electron hóa trị
B. Số proton của B là 12
C. A không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
D. C có 1 electron lớp ngoaì cùng
Trong cation X+ có 5 hạt nhân của hai nguyên tố A, B ( ZA < ZB) và có 10 electron. Nhận định nào sau đây không đúng
A. Trong X+ có 11 proton
B. A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp
C. B có 7 electron lớp ngoài cùng
D. Phần trăm khối lượng của A trong X+ là 5,56 %
C17: Vị trí của nguyên tố A (Z=10) trong BTH là:
a) chu kì 2 nhóm VIIIB
b) chu kì 2 nhóm VIA
c) chu kì 2 nhóm VIIB
d) chu kì 2 nhóm IIB
A, T là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm chính và ở hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng BTTH, có tổng số hạt mang điện trong nguyên tử của A và T là 64 (trong đó z A < z T ). Cấu hình electron của nguyên tử A và T lần lượt là
A. [Ne] 3 s 2 và [Ar] 4 s 2 .
B. [Ar] 3 s 2 và [Ne] 4 s 2 .
C. [He] 2 s 2 2 p 3 và [Ar] 3 d 10 4 s 2 .
D. Cả A và C.