San Nguyễn Thiên

2^x.4^y=8^x+y

giải hộ

Nguyễn Hữu Hoàng Hải Anh
28 tháng 12 2017 lúc 10:53

ăn nói cẩn thận thì may ra người khác mới giải cho , " ... Giải hộ" cứ như  kiểu mọi người bắt buộc phải giải hộ mình câu này í .

Nếu bạn muốn mình ăn nói khéo léo: Hãy đọc qua những nguyên tắc này!

Chỉ cần bỏ ra 5 phút đọc và suy ngẫm, bạn có thể trở thành người ăn nói khéo léo, thu hút người nghe rồi đấy!

Trong giao tiếp, nói chuyện hấp dẫn đóng một vai trò không nhỏ. Nó làm cho các cuộc giao tiếp trở nên hiệu quả và thú vị hơn. Bạn có thể nói chuyện bằng ngôn ngữ (tiếng nói) nhưng đôi khi trong một vài trường hợp những cử chỉ phi ngôn ngữ cũng thu hút được sự chú ý của đối phương.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng ngôn ngữ cơ thể. Ai cũng mong muốn lời nói của mình hấp dẫn, nhận được sự quan tâm của mọi người nhưng để thu hút người nghe trong khi giao tiếp là một nghệ thuật, một kỹ năng.

Có người được phú cho cái “duyên” nói chuyện hấp dẫn, hài hước và không kém phần thuyết phục người nghe. Nhưng đó là cái duyên trời định và không phải ai cũng được ông trời ưu ái. Vậy làm sao để buổi nói chuyện được gọi là thành công và những lời nói của bạn đi sâu vào lòng người nghe?

1. Hãy cởi mở

Hãy tìm kiếm cơ hội để gặp gỡ những người bạn mới bất cứ khi nào có thể. Bạn không thể xây dựng mối quan hệ với những người khác nếu bạn ở lì trong văn phòng cả ngày. Thay vào đó, hãy tìm cách tương tác với thế giới xung quanh bạn. Bạn có thể tham gia các tổ chức dành cho người trong ngành, và hãy tận dụng mọi cơ hội để tham dự các hội nghị và các sự kiện khác.

2. Trở thành một người kể chuyện

Người kể chuyện bậc thầy sẽ "quyến rũ" người lạ thông qua những câu chuyện hấp dẫn. Ai cũng có câu chuyện của riêng mình. Câu chuyện bạn kể ra sẽ làm cho hình ảnh của bạn trong mắt người khác trở nên gần gũi hơn với họ (chứ không như tính cách hay con người bạn tạo ra trên mạng xã hội), và nó cũng tiết lộ những sự thật xoay quanh bạn. Một câu chuyện có cảm xúc sẽ giúp xây dựng mối quan hệ và là tiền đề phát triển các mối quan hệ công việc. Bên cạnh đó, việc kể một câu chuyện cũng thể hiện cách tiếp cận độc đáo của bạn trong việc làm ăn kinh doanh, và có thể giúp bạn “ra dáng” một doanh nhân hơn.

3. Chủ đề trò chuyện 

Xác định rõ đối tượng, bước tiếp theo bạn cần lên list cho mình những câu hỏi mà mình có thể hỏi khi trò chuyện với đối phương. Cũng như chuẩn bị sẵn các câu trả lời nhằm đề phòng trường hợp bạn bị hỏi lại. Bạn có thể luyện tập bằng cách đứng trước gương và hỏi những câu hỏi bạn đã liệt kê với nhiều cách khác nhau, có thể là bằng cách nói chuyện hài hước, cách nói chuyện nghiêm túc chẳng hạn, cách làm này giúp bạn không bị ngượng ngịu khi nói chuyện cũng như diễn tả được hết sức biểu cảm của gương mặt. Bạn nên lưu ý, trong những buổi báo cáo, hội thảo, thuyết trình bạn nên tránh những câu chuyện mang tính cà kê, dài dòng vì điều đó sẽ làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, lãng phí thời giác. Túm lại là bạn cần biết rõ nội dung mình muốn truyền đạt là gì nhé.

4. Hãy chú ý đến cảm xúc bên trong của bạn 

Khi bỗng nhiên bạn cảm thấy không thể nào nói chuyện được với ai khác, có thể là lúc đó bạn đang rơi vào những cảm xúc tiêu cực, khiến bạn lo lắng, buồn chán. Hoặc bạn đang phân vân không biết người kia đang nghĩ gì về mình. Cảm thấy thiếu tự tin cũng khiến cho cuộc nói chuyện không được thoải mái. Điều quan trọng cần phải nhớ là để trò chuyện với một ai đó, bạn cần vượt qua những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực để hoàn toàn tập trung cho cuộc nói chuyện.


Các câu hỏi tương tự
Nguyen Thi Minh Thu
Xem chi tiết
Karmar
Xem chi tiết
fidlend
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Lâm
Xem chi tiết
Ngọc Hân
Xem chi tiết
Cong Hieu
Xem chi tiết
phunghuuphu
Xem chi tiết
Nguyễn Hào Trưởng  2005
Xem chi tiết
Đức Vũ Việt
Xem chi tiết