Đề luyện thi tốt nghiệp phổ thông, cao đẳng, đại học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lili hương

1trong không gian oxyz, đường thẳng d đi qua điểm A(4;-2;2) và song song với đường thẳng\(\Delta\) \(\frac{x+2}{4}=\frac{y-5}{2}=\frac{z-2}{3}\)

2 trong không gian hệ độ oxyz. tìm tọa độ hình chiếu vuông góc của M(1;1;1) trên mặt phẳng (P) 2x+2y-z+6

3 trong không gian oxyz, cho diểm a(-1;2;-3). tim tọa d965 điểm B đối xứng với điểm A qua mặt phẳng (oyz)

4trong không gian với hệ tọa độ oxyz cho mặt phẳng \(\alpha\) :2x+2y-z+9=0 điểm A(1;2;-3). diểm đối xứng của a qua mặt phẳng \(\alpha\)

5 khẳng định nào sau đây là sai?

A\(\int\) \(f^,\)(x)dx=F(x)+C B \(\int\) k.f(x)dx=k.\(\int\) f(x)dx C \(\int\)f(x)dx=F(x)+C D\(\int\)[f(x)-g(x)]dx=\(\int\)f(x)dx-\(\int\)g(x)dx

6 gọi z1,z2,z3,z4 là bốn nghiệm của pt z^4-4z^3+7z^2-16z+12=0. tính z1^2+z2^2+z3^2+z4^2

7 trong khong gian oxyz, cho mặ phẳng (p):x+3y-z+9=0 và đương thẳng d có phương trình\(\frac{x-1}{2}=\frac{y}{2}=\frac{z+1}{-3}\) . tìm tọa độ giao điểm I của mp (P) va đường thẳng d

8 tính tích phân I=\(\int_{\frac{1}{e}}^e\) \(\frac{dx}{x}\)

9 trong không gian với hệ trục tọa độ oxyz, cho điểm A(1;-1-2) và đương thẳng d \(\frac{x-1}{1}=\frac{y+1}{1}=\frac{z}{2}\) . Phương trình mặt phẳng (P) qua điểm A và chứa đường thẳng d là

10 tính thể tích khối tròn xoay khi quay hình phẳng (D) :y=x^2-dx+4,y=0,x=0 qanh trục ox

11 cho F(x)=x^2 là một nguyên hàm của hàm số f(x)e^2x. tìm nguyên hàm của hàm số f phẩy(x)e^2x

12 diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đồ thị ham số y=(e+1)x và y=(1+e^x) là

13 trong không gian với hệ tọa độ (oxyz) cho A(1;2;-3) hính chiếu vuông góc của điểm A trên trục ox là

14 trong không gian với hệ trưc tọa độ oxyz, cho mp(P):2x+y-2z-1=0 và đường thẳng d:\(\frac{x-2}{1}=\frac{y}{-2}=\frac{z+3}{3}\) . pt mp chứa d và vuông góc với(P) là

15 diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đường thẳng x+0,x=\(\pi\) và đô thị của hai hàm số y=cosx,y=sinx là

Nguyễn Việt Lâm
12 tháng 5 2020 lúc 22:26

1.

Do d song song denta nên cũng nhận \(\left(4;2;3\right)\) là 1 vtcp

Phương trình d dạng tham số: \(\left\{{}\begin{matrix}x=4+4t\\y=-2+2t\\z=2+3t\end{matrix}\right.\)

Dạng chính tắc: \(\frac{x-4}{4}=\frac{y+2}{2}=\frac{z-2}{3}\)

2.

(P) nhận \(\left(2;2;-1\right)\) là 1 vtpt

Gọi d là đường thẳng qua M và vuông góc (P) \(\Rightarrow\) d nhận (2;2;-1) là 1 vtcp

Phương trình d: \(\left\{{}\begin{matrix}x=1+2t\\y=1+2t\\z=1-t\end{matrix}\right.\)

Hình chiếu M' của M lên (P) là giao d và (P) nên tọa độ thỏa mãn:

\(2\left(1+2t\right)+2\left(1+2t\right)-\left(1-t\right)+6=0\) \(\Rightarrow t=-1\)

\(\Rightarrow M\left(-1;-1;2\right)\)

3.

Tọa độ hình chiếu C của A lên (Oyz) là \(C\left(0;2;-3\right)\)

Do B đối xứng A qua C nên C là trung điểm AB, theo công thức trung điểm:

\(\left\{{}\begin{matrix}x_B=2x_C-x_A=1\\y_B=2y_C-y_A=2\\z_B=2z_C-z_A=-3\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow B\left(1;2;-3\right)\)

Nguyễn Việt Lâm
12 tháng 5 2020 lúc 22:34

4.

Gọi mặt phẳng là (P) đi, alpha khó tìm kí tự

(P) nhận \(\left(2;2;-1\right)\) là 1 vtpt

Gọi d là đường thẳng qua A và vuông góc (P) \(\Rightarrow\) nhận (2;2;-1) là 1 vtcp

Phương trình d: \(\left\{{}\begin{matrix}x=1+2t\\y=2+2t\\z=-3-t\end{matrix}\right.\)

Hình chiếu C của A lên (P) là giao điểm d và (P) nên tọa độ thỏa mãn:

\(2\left(1+2t\right)+2\left(2+2t\right)-\left(-3-t\right)+9=0\) \(\Rightarrow t=-2\)

\(\Rightarrow C\left(-3;-2;-1\right)\)

B là điểm đối xứng A qua (P) \(\Leftrightarrow\) C là trung điểm của AB

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_B=2x_C-x_A=-7\\y_B=2y_C-y_A=-3\\z_B=2z_C-z_A=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow B\left(-7;-3;0\right)\)

Nguyễn Việt Lâm
12 tháng 5 2020 lúc 22:39

5.

Khẳng định A sai, vì \(\int f'\left(x\right)dx=f\left(x\right)+C\)

6.

\(z^4-4z^3+7z^2-16z+12=0\)

\(\Leftrightarrow z^4-4z^3+3z^2+4z^2-16z+12=0\)

\(\Leftrightarrow z^2\left(z^2-4z+3\right)+4\left(z^2-4z+3\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(z^2+4\right)\left(z^2-4z+3\right)=0\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}z^2=-4=4i^2\\z^2-4z+3=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}z=2i\\z=-2i\\z=1\\z=3\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left(2i\right)^2+\left(-2i\right)^2+1^2+3^2=2\)

Nguyễn Việt Lâm
12 tháng 5 2020 lúc 22:46

7.

Phương trình d dạng tham số: \(\left\{{}\begin{matrix}x=1+2t\\y=2t\\z=-1-3t\end{matrix}\right.\)

I là giao điểm d và (P) nên tọa độ thỏa mãn:

\(1+2t+6t+1+3t+9=0\Rightarrow t=-1\)

\(\Rightarrow I\left(-1;-2;2\right)\)

8.

\(I=\int\limits^e_{\frac{1}{e}}\frac{dx}{x}=ln\left|x\right||^e_{\frac{1}{e}}=ln\left(e\right)-ln\left(\frac{1}{e}\right)=2\)

9.

Điểm \(M\left(1;-1;0\right)\in d\) và d nhận \(\overrightarrow{u}=\left(1;1;2\right)\) là 1 vtpt

\(\overrightarrow{AM}=\left(0;0;2\right)=2\left(0;0;1\right)\)

Mặt phẳng (P) nhận \(\left[\overrightarrow{u};\overrightarrow{AM}\right]=\left(1;-1;0\right)\) là 1 vtpt

Phương trình (P):

\(1\left(x-1\right)-1\left(y+1\right)=0\Leftrightarrow x-y-2=0\)

Nguyễn Việt Lâm
12 tháng 5 2020 lúc 22:57

10.

Coi lại đề nào bạn, pt hình phẳng (D) có vấn đề, nhìn chữ -dx+4 kia ko biết phải nghĩ sao

11.

Cũng ko dịch được đề này, đoán đại: cho \(F\left(x\right)=x^2\) là 1 nguyên hàm của \(f\left(x\right).e^{2x}\). Tìm nguyên hàm của \(f'\left(x\right).e^{2x}\)

\(I=\int f'\left(x\right)e^{2x}dx\)

Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}u=e^{2x}\\dv=f'\left(x\right)dx\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}du=2e^{2x}dx\\v=f\left(x\right)\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow I=e^{2x}f\left(x\right)-2\int f\left(x\right)e^{2x}dx=e^{2x}f\left(x\right)-2x^2+C\)

12.

Đúng là \(y=\left(e+1\right)x\)\(y=1+e^x\) chứ bạn? Hai đồ thị này cắt nhau tại 2 điểm, nhưng ko thể tìm được tọa độ của điểm thứ 2 đâu

13.

Hình chiếu của A lên Ox có tọa độ \(\left(1;0;0\right)\)

Nguyễn Việt Lâm
12 tháng 5 2020 lúc 23:04

14.

Mặt phẳng (P) nhận \(\overrightarrow{n}=\left(2;1;-2\right)\) là 1 vtpt

Đường thẳng d nhận \(\overrightarrow{u}=\left(1;-2;3\right)\) là 1 vtcp

Điểm \(M\left(2;0;-3\right)\) thuộc d nên cũng thuộc (Q)

(Q) vuông góc (P) và chứa d nên nhận \(\left[\overrightarrow{n};\overrightarrow{u}\right]=\left(1;8;5\right)\) là 1 vtpt

Phương trình (Q):

\(1\left(x-2\right)+8y+5\left(z+3\right)=0\)

\(\Leftrightarrow x+8y+5z+13=0\)

15.

Phương trình hoành độ giao điểm:

\(sinx=cosx\Rightarrow x=\frac{\pi}{4}\)

\(S=\int\limits^{\frac{\pi}{4}}_0\left(cosx-sinx\right)dx+\int\limits^{\pi}_{\frac{\pi}{4}}\left(sinx-cosx\right)dx=\sqrt{2}-1+\sqrt{2}+1=2\sqrt{2}\)


Các câu hỏi tương tự
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết