Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ĐInh Gia Thiên

1.nêu nội dung của hiệp ước nhâm tuất

2. nêu nội dung của hiệp ước hác măng

3.vì sao khởi nghĩa yên thế bùng nổ. rút ra ý nghĩa yên thế

4.rút ra ý nghĩa của phong trào cần vương

5.trình bày tổ chức bộ máy cai trị của thực dân pháp. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân pháp

6.trình bày đời sống cà thái độ đối với độc lập dân tộc của các giai cấp. tầng lớp trong xã hội việt nam cuối thế kỉ 19- đầu thế kỉ 20

Đỗ Thị Minh Ngọc
30 tháng 4 2022 lúc 10:20

Tham khảo:

Câu 1

*Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

Câu 2

* Nội dung hiệp ước Hác Măng (1883):

- Triều đình Huế thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận vào Nam Kì thuộc Pháp
-  Cắt ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.
-  Triều đình Huế chỉ được cai quản ở Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế
-  Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
-  Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do người Pháp nắm.
-  Triều đình Huế rút toàn bộ quân ở Bắc Kì về Trung Kì.

Câu 3

* Khởi nghĩa yên thế bùng nổ vì :

- Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.

- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.

=> Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

*Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế:

+ Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.

+ Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.

+ Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.

Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn :

- Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam

- Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp.

Câu 4

Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...

Câu 5

* Tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp là:

undefined

 

* Nhận xét:

- Tổ chức bộ máy cai trị chặt chẽ, bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.

- Có sự kết hợp giữa Nhà nước thực dân và chính quyền phong kiến

=> Nhà nước thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 6

* Đời sống :

undefined

* Thái độ : 

- Giai cấp địa chủ phong kiến:

+ Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân.

+ Một số địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân:

+ Cuộc sống cơ cực trăm bề nên căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc.

+ Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chế độ phong kiến.

- Tầng lớp tư sản:

+ Họ là các chủ hãng buôn bán, nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công.

+ Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Vì có tiềm lực kinh tế yếu ớt, nên họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

- Tầng lớp tiểu tư sản:

+ Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh, kế toán,...

+ Cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng vẫn rất bấp bênh.

+ Họ là những người có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Đội ngũ công nhân:

+ Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất, phải bỏ làng đi ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê.

+ Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.

 


 


 

 

 


Các câu hỏi tương tự
Khánh Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Tài
Xem chi tiết
Lê Mạnh Hùng
Xem chi tiết
Huỳnh Tấn Tài
Xem chi tiết
vinh chu
Xem chi tiết
Nhung Vu
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
_MCVN Nhat
Xem chi tiết
Kiên Đặng
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Thu
Xem chi tiết