1)Lập CTHH của những lập chất có thành phần nguyên tố sau :
a) Hợp chất A có M = 248g/mol, thành phần nguyên tố : 87,1% Ag còn lại là S
b) Hợp chất B có M = 120g/mol, thành phần nguyên tố : 20% Mg, 26,67% S, còn lại là O
c) Hợp chất D (chứa các nguyên tố K,S,O) có CTHH trùng với CTĐG nhất và tỉ lệ khối lượng các nguyên tố : mK:mS:mO = 39:16:32
d) Hợp chất E có dE/H2 = 28, thành phần các nguyên tố theo khối lượng 85,71% C, còn lại là H
e) Hợp chất F có M = 138,5g/mol, thành phần các nguyên tố : 28,16% K; 25,63% Cl; còn lại là O
a) %m S = 12,9 %
n Ag : n S = \(\dfrac{87,1}{108}\div\dfrac{12,9}{32}\approx0,8\div0,4=2\div1\)
=> CTĐG : (Ag2S)n
Mà M Ag2S = 108 . 2 + 32 = 248 ( g / mol ) => n = 1
b) %m O = 53,33%
Có: n Mg : n S : n O = \(\dfrac{20}{24}\div\dfrac{26,67}{32}\div\dfrac{53,33}{16}=0,83\div0,83\div3,3\)
\(\approx1\div1\div4\)
=> CTĐG: (MgSO4)n
Mà M MgSO4 = 24 + 32 + 16 . 4 = 120 ( g / mol ) => n = 1
Vậy CT của B : MgSO4
c)
m K : m S : m O = 39 : 16 : 32
=> n K : n S : n O = 1 : 0,5 : 2 = 2 : 1 : 4
=> CT của D: K2SO4
d) Theo đề: M E = 2 . 28 = 56 ( g / mol )
%m H = 14,29 %
Có: n C : n H = \(\dfrac{85,71}{12}\div\dfrac{14,29}{1}=7,14\div14,29\approx1\div2\)
=> CTĐG : (CH2)n
Mà M CH2 = 12 + 2 = 14 ( g / mol ) => n = 4
Vậy Ct của E : C4H8
e) %m O = 46,21 %
n K : n Cl : n O = \(\dfrac{28,16}{39}\div\dfrac{25,63}{35,5}\div\dfrac{46,21}{16}=0,72\div0,72\div2,89\)
\(\approx1\div1\div4\)
=> CTĐG: ( KCLO4)n
Mà M KCLO4 = 39 + 35,5 + 16 . 4 = 138,5 ( g/mol )
=> n = 1
Vậy CT của F : KCLO4