Phạm Nhật linh

1.em hãy nêu các phép toán trong tập hợp số nguyên ?

2 .các quy tắc liên quan đến phép toán đó ?

mọi người giúp mình bài này nhé

 

Thư Phan
7 tháng 12 2021 lúc 15:21

Tham khảo

1. Phép cộng số nguyên

- Để cộng hai số nguyên cùng dấu, ta cộng hai hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt trước kết quả tìm được dấu chung của chúng.

Ví dụ: 2+3=52+3=5(−2)+(−3)=−(2+3)=−5(−2)+(−3)=−(2+3)=−5.

- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.

Ví dụ: 2+(−2)=0;(−3)+3=0.2+(−2)=0;(−3)+3=0.

- Để cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

Ví dụ: (−4)+7=3;5+(−7)=−2(−4)+7=3;5+(−7)=−2

2. Tính chất của phép cộng

Với mọi a,b,c∈Za,b,c∈Z, ta có:

- Tính chất giao hoán: a+b=b+aa+b=b+a.

- Tính chất kết hợp: (a+b)+c=a+(b+c)(a+b)+c=a+(b+c).

- Cộng với 0:a+0=0+a=a.0:a+0=0+a=a.

- Cộng với số đối: a+(−a)=(−a)+a=0a+(−a)=(−a)+a=0.

- Nếu a+b=0a+b=0 thì a=−ba=−b và b=−a.b=−a.

3. Phép trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên aa cho số nguyên b,b, ta cộng aa với số đối của b:a−b=a+(−b)b:a−b=a+(−b).

4. Quy tắc dấu ngoặc

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đứng trước, ta phải đổi dấu các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “-”; dấu “-” thành dấu “+”.

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đứng trước, thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

Ví dụ: a+(b−c+d)=a+b−c+da+(b−c+d)=a+b−c+d

          a−(b−c+d)=a−b+c−da−(b−c+d)=a−b+c−d

5. Một dãy các phép tính cộng trừ số nguyên gọi là một tổng đại số

Trong một tổng đại số, ta có thể:

- Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm dấu của chúng.

- Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu “-” thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

Ví dụ: ab−c−d=a−c+b−d=(a+b)−(c+d)ab−c−d=a−c+b−d=(a+b)−(c+d)

6. Quy tắc nhân hai số nguyên

- Nếu a,ba,b cùng dấu thì a.b=|a|.|b|a.b=|a|.|b|

- Nếu a,ba,b trái dấu thì a.b=−|a|.|b|a.b=−|a|.|b|

7. Tính chất của phép nhân

Với mọi a,b,c∈Za,b,c∈Z:

- Tính chất giao hoán: a.b=b.aa.b=b.a

- Tính chất kết hợp: (a.b).c=a.(b.c)(a.b).c=a.(b.c)

- Nhân với 1: a.1=1.a=aa.1=1.a=a

- Nhân với 0: a.0=0.a=0a.0=0.a=0

- Tính chất phân phối của phép nhân và phép cộng: a.(b+c)=a.b+a.c;a.(b−c)=a.b−a.ca.(b+c)=a.b+a.c;a.(b−c)=a.b−a.c

- Nếu a.b=0a.b=0 thì hoặc a=0a=0 hoặc b=0b=0.

Nguyễn Hà Giang
7 tháng 12 2021 lúc 15:22

TK

 

CÁC PHÉP TOÁN TOÁN TRÊN TẬP SỐ NGUYÊN

Phép cộng số nguyên. ...

Tính chất của phép cộng. ..

.Phép trừ hai số nguyên. ...

Quy tắc dấu ngoặc.Một dãy các phép tính cộng trừ số nguyên gọi là một tổng đại số ...

Quy tắc nhân hai số nguyên. ...

Tính chất của phép nhân.

 


Các câu hỏi tương tự
Yuri
Xem chi tiết
Hoang Thi Hong Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Minh
Xem chi tiết
Thám tử trung học Lưu Bả...
Xem chi tiết
Nguyễn Trúc Mai
Xem chi tiết
Đại Ma Vương HT
Xem chi tiết
kakashi
Xem chi tiết
Phan Thanh Tịnh
Xem chi tiết
Đào An Nguyên
Xem chi tiết